Y Tế Công Cộng Học Lên Bác Sĩ

Y Tế Công Cộng Học Lên Bác Sĩ

Học Y tế công cộng có phải Bác sĩ không? Đây là thắc mắc của nhiều những bạn trẻ hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chi tiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành học này trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Cơ hội nghề nghiệp khi học Y tế công cộng

Trong hệ thống Y tế hiện nay, ngành Y tế công cộng luôn có vai trò quan trọng, theo đó sinh viên sau khi trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng ngành nghề có thể đảm nhiệm các công việc như:

Với những kiến thức, kỹ năng và chuyên môn ngành Y tế công cộng sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại các nơi như:

Trong tương lai, ngành Y tế công cộng sẽ tiếp tục phát triển

Học y tế công cộng đồi hỏi những tố chất nào?

Tương tự như những chuyên ngành khác, y tế công cộng cũng có những yêu cầu riêng đối với người học. Để biết được y tế công cộng có phải bác sĩ không?Y tế công cộng  đòi hỏi tố chất nào? Thì hãy theo dõi những yêu cầu tố chất của y tế công cộng này sau đây:

Y tế công cộng có phải là Bác sĩ không?

Tại Việt Nam hiện nay ngành Y tế công cộng đang trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm của cộng đồng hơn. Ngành Y tế công cộng trong tiếng anh được gọi là  “Public health”, đây chính là lĩnh vực Khoa học có liên quan đến lĩnh vực phòng chống dịch bệnh. Những sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng chăm sóc sức khỏe, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe cho cộng đồng.

Trên thực tế hiện nay ngành này luôn tập trung vào những hoạt động có lợi cho sức khỏe mọi người, đồng thời giúp cải thiện chất lượng dịch vụ trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, ngành sẽ tập trung vào việc phòng ngừa bệnh hơn là điều trị bệnh.

Ngành Y tế công cộng cung cấp đa dạng cơ hội việc làm bởi vậy sau khi tốt nghiệp ngành này sinh viên có thể làm việc tại các cơ sở Y tế xã hội, những ban ngành, cơ quan thuộc Bộ Y tế hay những tổ chức Y tế ở huyện xã hoặc trở thành nhân viên trong những tổ chức Y tế của chính phủ. Ngoài ra họ có thể trở thành chuyên viên trong lĩnh vực nghiên cứu tại những trung tâm Y tế công cộng như Viện dinh dưỡng, Viện vệ sinh dịch tễ, làm việc tại các cơ sở Y tế công cộng, y tế dự phòng…

Có thể thấy rằng các chuyên gia Y tế công cộng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, kiểm soát những bệnh truyền nhiễm, áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh lý tốt hơn, đồng thời cải thiện tốt chất lượng cuộc sống cho sức khỏe cộng đồng.

Y tế công cộng có phải là Bác sĩ không? Y tế công cộng sẽ là một phần của bác sĩ nói chung vì không phải tất cả người làm trong ngành Y tế công cộng đều là bác sĩ.

Tương lai của ngành y tế công cộng như thế nào?

Tương lai của ngành Y tế công cộng đang trở nên ngày càng quan trọng và hấp dẫn. Với sự xuất hiện của dịch COVID-19, hệ thống y tế của chúng ta đã trải qua một thử thách lớn và nhận thức về tầm quan trọng của việc đầu tư vào ngành Y tế công cộng cũng được nâng lên.

Nhà nước hiện đang tăng cường đầu tư và quan tâm đến nguồn nhân lực trong ngành Y tế công cộng. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp nhiều cơ hội hơn cho các chuyên gia, nhân viên y tế và những người quan tâm đến lĩnh vực này.

Trong tương lai, ngành Y tế công cộng sẽ tiếp tục phát triển và thúc đẩy nghiên cứu, sáng tạo để tìm ra những giải pháp mới cho các thách thức sức khỏe của cộng đồng. Công nghệ và dữ liệu sẽ được sử dụng một cách thông minh để đánh giá, theo dõi và ứng phó với các vấn đề y tế công cộng. Đồng thời, việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng và xã hội sẽ trở thành một phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe và xây dựng ý thức về quyền lợi y tế cá nhân.

Với những nỗ lực và đầu tư này, ngành Y tế công cộng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng.

Như vậy, qua bài viết này, chúng ta đã giải đáp được câu hỏi: Chuyên ngành y tế công cộng có phải bác sĩ không? Chúng ta đã nhận thấy rằng chuyên ngành y tế công cộng không nhất thiết phải là bác sĩ, mà là một lĩnh vực đa ngành với nhiều vai trò và chức danh khác nhau.

Đóng góp của những người làm việc trong lĩnh vực y tế công cộng không thể đánh giá thấp, bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, giám sát và đưa ra các biện pháp cải thiện sức khỏe cộng đồng. Qua công việc của họ, chúng ta có thể xây dựng và duy trì một hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện và hiệu quả.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyên ngành y tế công cộng có phải bác sĩ không và tầm quan trọng của nó trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng. Hãy tiếp tục khám phá và ủng hộ những công trình và nỗ lực của những người làm việc trong lĩnh vực này để xây dựng một xã hội khỏe mạnh và phát triển.

Y tế công cộng có phải bác sĩ không?Học  y tế công cộng ra trường làm việc gì?

Có thể bạn chưa biết, ngành y tế công cộng có rất nhiều cơ hội việc làm, vô cùng hấp dẫn. Một số công việc sinh viên sau khi đào tạo y tế công cộng có thể làm như sau:

Những chức năng chính của y tế công cộng hiện nay

Y tế công cộng là chuyên ngành có rất nhiều chức năng quan trọng phục vụ đời sống con người. Dưới đây là một số chức năng chính của y tế công cộng trong xã hội hiện nay :

Mức lương dành cho người làm ngành y tế công cộng hiện tại

Theo thông tin hiện tại cho biết mức lương dành cho sinh viên mới ra trường thường giao động từ 5 đến 6 triệu. Tuy nhiên mức lương này sẽ tăng dần theo thời gian nếu nhân viên có sự gắn bó lâu dài. Ngoài ra nhân viên y tế công cộng cũng có thể nhận được thưởng thêm tuỳ vào kinh nghiệm làm việc.

Trên đây là toàn bộ thông tin về y tế công cộng có phải bác sĩ không? Nếu bạn đang theo đuổi chuyên ngành này thì hãy trang bị cho mình thật tốt các kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung thêm kiến thức ngoại ngữ để có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn.

Triết học: Cung cấp các kiến thức cơ bản về triết học nói chung và chủ nghĩa Mác trong nghiên cứu y tế công cộng và phân tích các vấn đề xã hội.

Tiếng Anh: Cung cấp các kiến thức và 4 kỹ năng thực hành (nghe, nói, đọc, viết) về tiếng Anh thông dụng (như các chủ đề về gia đình, công việc, sở thích...). Đọc hiểu tài liệu về các chủ đề y tế thông dụng và y tế công cộng.

Dịch tễ học cơ bản: Mô tả đặc điểm cơ bản và ứng dụng của DTH mô tả và DTH phân tích, các phương pháp nghiên cứu DTH; xác định được sai số, nhiễu và phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số; mô tả được hệ thống giám sát DTH.

Thống kê y tế: Cung cấp các kiến thức cơ bản về thống kê y tế, áp dụng các phương pháp thống kê trong thu thập, trình bày và phân tích và phiên giải số liệu trong nghiên cứu y tế công cộng. Cung cấp kỹ năng sử dụng phần mềm thống kê trong phân tích số liệu.

Quản lý y tế: Mô tả các nội dung về Kế hoạch chiến lược Y tế và tầm nhìn đến năm 2010. Mô tả hệ thống tổ chức y tế, các chức năng và nội dung quản lý, phân tích các bước của chu trình lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch cho chương trình/dự án, xây dựng kế hoạch theo dõi, giám sát chương trình, dự án.

Sức khoẻ môi trường: Giải thích các khái niệm cơ bản về sức khoẻ môi trường và phương pháp đánh giá sức khoẻ môi trường; xác định các vấn đề về môi trường hiện tại và tương lai ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới; Mô tả bệnh tật liên quan đến môi trường và phân tích mối liên quan giữa sức khoẻ với sự phát triển kinh tế và các vấn đề môi trường.

Giáo dục và nâng cao sức khoẻ: Cung cấp khái niệm cơ bản về giáo dục và nâng cao sức khoẻ; phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ; các cách tiếp cận để nâng cao sức khoẻ và mô hình thay đổi hành vi; các phương pháp và kỹ năng truyền thông, giáo dục; thiết kế chương trình/ dự án nâng cao sức khoẻ.

Chính sách y tế: Cung cấp một số nội dung cơ bản và khung khái niệm trong phân tích chính sách y tế. Phân tích vai trò của thông tin, Nhà nước, các nhóm lợi ích, các tổ chức quốc tế trong xây dựng, triển khai và đánh giá chính sách y tế. Đồng thời thảo luận về một số vấn đề về chính sách y tế của Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Môn học cung cấp cho học viên cách thiết kế được một nghiên cứu định tính phù hợp với vấn đề sức khỏe đã xác định, phát triển được kế hoạch chọn mẫu phù hợp. Học viên cũng được hướng dẫn các phương pháp thu thập số liệu định tính bao gồm phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát, mô tả được qui trình phân tích và trình bày được số liệu định tính và viết được đề cương nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Môn học sẽ cung cấp cho học viên phương pháp để thiết kế các nghiên cứu khoa học, cũng như xác định những hạn chế của các nghiên cứu. Đầu ra của khóa học là một đề cương nghiên cứu hoàn chỉnh cho một chủ đề nhất định của nhóm học viên

Môn học tự chọn (chọn số môn học tối thiểu tương đương 18 TC trong số các môn học dưới đây)

Học viên bắt buộc phải chọn 3 môn sau:

Hệ thống thông tin quản lý sức khoẻ (3 TC)

Học viên bắt buộc phải chọn 3 môn sau:

Dịch tễ Thống kê nâng cao (4 TC)

Phương pháp nghiên cứu kết hợp (3 TC)

Phương pháp định tính nâng cao (3 TC)

Định hướng nghiên cứu Đánh giá công nghệ y tế:

Học viên bắt buộc phải chọn các môn sau:

Dịch tễ Thống kê nâng cao (4 TC)

Phương pháp nghiên cứu kết hợp (3 TC)

Đại Cương về kinh tế học và kinh tế y tế (2TC)

Tài chính y tế và bảo hiểm y tế (2 TC)

Đánh giá công nghệ y tế cơ bản (4TC)

Đánh giá công nghệ y tế nâng cao (4TC)

Định hướng nghiên cứu Kinh tế Y tế:

Học viên bắt buộc phải chọn 3 môn sau:

Đại cương về kinh tế học và Kinh tế y tế (3TC)

Định hướng nghiên cứu Phòng chống Tai nạn thương tích:

Học viên bắt buộc phải chọn 3 môn sau:

Gánh nặng bệnh tật do TNTT (3TC)

Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu TNTT (3TC)

Thiết kế và đánh giá can thiệp phòng chống TNTT (3TC)

Định hướng nghiên cứu Sức khỏe môi trường

Học viên bắt buộc chọn 3 môn sau:

Đánh giá và quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường (3TC)

Biến đổi khí hậu và Sức khỏe (3TC)

Giám sát vệ sinh chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt (3TC)

Mỗi năm học, Nhà Trường cung cấp 15 môn học trong danh mục các môn học tự chọn cho mỗi định hướng.

Trình bày và truy cập thông tin (bao gồm quản lý tài liệu tham khảo bằng phần mềm ENDNOTE): Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên internet và chuẩn bị bài trình bày trên powerpoint. Học viên sẽ được làm quen với phần mềm quản lý tài liệu tham khảo và kỹ năng viết một bài báo khoa học.

Phục hồi chức năng: Học viên sẽ được giới thiệu Chiến lược quốc gia về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ); tầm quan trọng và nhiệm vụ của PHCNDVCĐ; những nguyên nhân gây nên tàn tật và áp dụng những biện pháp phòng ngừa thích hợp; xây dựng kế hoạch theo dõi và giám sát chương trình PHCNDVCĐ.

Sức khỏe nghề nghiệp: Cung cấp các khái niệm cơ bản về an toàn nghề nghiệp, áp dụng nguyên tắc quản lý nguy cơ để bảo vệ người lao động khỏi những mối nguy hại tại nơi làm việc; phát triển những phương pháp kiểm soát nhằm hạn chế hoặc giảm nguy cơ đối với người lao động ở những ngành nghề khác nhau; phát triển những chương trình quản lý và nâng cao sức khoẻ nghề nghiệp.

Quản lý nguồn nhân lực: Môn học sẽ cung cấp một cách hệ thống các kiến thức và kỹ năng về quản lý nhân lực, bao gồm các khái niệm, các chức năng của quản lý nhân lực và các phương thức lập kế hoạch phát triển nhân lực cho một tổ chức, sử dụng hiệu quả nhân lực, đánh giá năng lực, động viên, khen thưởng và phát triển nguồn nhân lực.

Dân số và phát triển: Cung cấp các vấn đề cơ bản về dân số trên toàn cầu và những yếu tố chính tác động đến khuynh hướng phát triển dân số; phân tích những điểm mạnh và yếu của nguồn số liệu dân số; áp dụng những phương pháp dân số học cơ bản và các chỉ số về dân số học, mối liên quan giữa dân số và phát triển. Cung cấp những vấn đề chính về dân số Việt Nam dựa trên các số liệu và chính sách dân số. Hướng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu POPLINE.

Dinh dưỡng/ Vệ sinh an toàn thực phẩm: Môn học cung cấp nội dung về các vấn đề dinh dưỡng và thực phẩm hiện nay ở Việt Nam, một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng (nhân trắc học, khẩu phần ăn) và phương pháp phát hiện, xử trí ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng.

Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (BVSKBMTE): Áp dụng những kỹ thuật về dịch tễ học để xác định những vấn đề sức khoẻ của phụ nữ, trẻ em trên thế giới và Việt Nam; đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến  sức khoẻ bà mẹ và trẻ em; cung cấp và phân tích những nội dung của chương trình BVSKBMTE và kế hoạch hoá gia đình; phân tích một vấn đề SKBMTE cụ thể và phát triển một kế hoạch triển khai, theo dõi đánh giá chương trình.

Hệ thống thông tin quản lý sức khoẻ: Môn học này cung cấp các kiến thức cơ bản về Hệ thống thông tin Y tế, các công cụ, phương pháp, số liệu và các nguồn thông tin giúp cho việc sử dụng thông tin hiệu quả cũng như hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch dựa trên bằng chứng. Đây là một môn học cần thiết trong chương trình y tế công cộng, môn học sẽ giúp cho học viên có cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin y tế, tầm quan trọng của thông tin y tế cho việc ra quyết định và hoạch định chính sách trong hệ thống y tế.

Truyền thông chính sách y tế: Môn học nhằm giúp học viên có những kiến thức và kỹ năng về lựa chọn thông tin và các cách thức truyền tải các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng tới chính sách y tế đến các nhà quản lý và lập chính sách một cách hiệu quả.

Quản lý dự án: Môn học giải thích các khái niệm chung về quản lý dự án, mô tả và các bước trong qui trình thiết kế dự án như xây dựng mô hình và các phương pháp triển khai dự án, nội dung thẩm định dự án, tổ chức nhân lực thực hiện dự án, lập kế hoạch tài chính dự án, các công việc cần thiết để viết báo cáo và đóng dự án…

Phòng chống chấn thương: Đây là một môn học tự chọn với mục tiêu cung cấp cho các học viên các kiến thức, kỹ năng rất cần thiết cho các hoạt động phòng chống chấn thương. Môn học này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản về dịch tễ học chấn thương, các phương pháp nghiên cứu, đánh giá chấn thương cũng như các phương pháp xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng chống chấn thương. Môn học được thiết kế dựa trên các kiến thức cập nhật trên thế giới lồng ghép với các số liệu, hoạt động thực tế. Phương pháp giảng dạy chủ động kết hợp lý thuyết, thực hành và các bài tập tình huống thực tế ở Việt Nam.

Phòng chống HIV/AIDS: Môn học giúp học viên trình bày được những nét khái quát về dịch tễ học HIV/AIDS, mô tả được hệ thống tổ chức về phòng chống và kiểm soát HIV/AIDS tại Việt Nam và trình bày được kế hoạch chiến lược và các phương pháp triển khai các hoạt động can thiệp chính trong chương trình phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam.

Tiếp thị xã hội: Môn học sẽ giới thiệu về tiếp thị xã hội; Nghiên cứu ban đầu làm cơ sở thực hiện chương trình tiếp thị; Hỗn hợp tiếp thị xã hội và Lập kế hoạch và triển khai chương trình tiếp thị. Môn học sẽ được tiến hành theo phương pháp dạy học tích cực với hoạt động thuyết trình của giảng viên lồng ghép thích hợp các hoạt động của học viên.

Dịch tễ- thống kê nâng cao: Môn học có mục tiêu phát triển kỹ năng thực hành và áp dụng kiến thức thống kê trong việc xử lý và phân tích số liệu điều tra. Môn học còn cung cấp cho học viên thêm một số kỹ năng phân tích nâng cao như: xây dựng mô hình hồi quy đa biến, các phân tích dịch tễ học, … môn học được thiết kế lồng ghép học lý thuyết kết hợp thực hành trên máy tính và dựa trên các bộ số liệu điều tra thực tế trên cộng đồng.

Phương pháp nghiên cứu kết hợp: Môn học sẽ cung cấp một số kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc quyết định lựa chọn các mô hình nghiên cứu kết hợp phù hợp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đảm bảo việc triển khai thu thập số liệu, chiến lược phân tích và viết báo cáo phù hợp với mô hình nghiên cứu kết hợp đã lựa chọn.

Phương pháp định tính nâng cao: Môn học cung cấp cho học viên kiến thức tổng hợp về phương pháp luận nghiên cứu định tính, giúp học viên phân biệt và ứng dụng các thiết kế định tính khác nhau. Đồng thời, các kỹ năng thu thập số liệu định tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm, và quan sát của học viên sẽ được củng cố thông qua các bài thực hành của môn học. Đặc biệt, môn học tập trung vào việc nâng cao kĩ năng phân tích số liệu, viết và trình bày báo cáo định tính cho học viên.

Phòng chống thảm họa trong YTCC: Môn học sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về quản lý thảm họa nhằm nâng cao năng lực quản lý thảm họa của cán bộ y tế, góp phần giảm thiểu tác hại do thảm họa gây ra, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng bị ảnh hưởng của thảm họa và của nhân dân nói chung.

Đại cương về kinh tế học và kinh tế y tế: Môn học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học viên lý thuyết nền tảng về kinh tế học và kinh tế y tế. Với các kiến thức và kĩ năng thu được từ môn học, học viên có khả năng giải thích được các khái niệm cơ bản của kinh tế học, phân tích được vai trò của các yếu tố kinh tế và nghiên cứu kinh tế và tài chính y tế trong quá trình hoạch định chính sách y tế, giải thích được kinh tế y tế có thể kết hợp với các lĩnh vực khác như thống kê y tế, dịch tễ học, khoa học xã hội, quản lý y tế, chính sách y tế…trong việc giải quyết các vấn đề y tế công cộng.

Tài chính y tế: Môn học đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các khái niệm cơ bản về tài chính y tế và quản lý tài chính y tế. Với các kiến thức được trang bị từ môn học, học viên có thể phân tích được các chức năng cơ bản của hệ thống tài chính y tế, các tiêu chí đánh giá hệ thống tài chính y tế, đặc điểm của các mô hình tài chính trên thế giới và tại Việt Nam, và ảnh hưởng của các phương thức thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ đến các vấn đề công bằng, chất lượng và hiệu quả.

Đánh giá kinh tế y tế: Môn học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học viên lý thuyết và thực hành các phương pháp đánh giá kinh tế y tế, các bước thực hiện nghiên cứu đánh giá kinh tế y tế, phương pháp đo lường chi phí và hiệu quả, các kỹ thuật mô hình hóa, phân tích độ nhạy và tính không chắc chắn… Với các kiến thức và kĩ năng được trang bị từ môn học này, học viên có khả năng tham gia thiết kế nghiên cứu, thu thập số liệu, áp dụng kĩ thuật mô hình hóa, phiên giải và trình bày được các kết quả của các nghiên cứu đánh giá kinh tế y tế.

Đánh giá và quản lý nguy cơ sức khỏe môi trường (SKMT): Đánh giá nguy cơ SKMT giúp đưa ra các thông tin thực tế và khoa học nhất về các nguy cơ sức khoẻ để định hướng công tác truyền thông nguy cơ và để các nhà quản lý xem xét đưa ra các quyết định quản lý nguy cơ SKMT nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Môn học sẽ góp phần đáp ứng một số chuẩn đầu ra của ThS.YTCC định hướng SKMT. Mục tiêu của môn học nhằm cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể hiểu và áp dụng phương pháp đánh giá nguy cơ SKMT trong thực tế, góp phần truyền thông và quản lý nguy cơ SKMT dựa trên bằng chứng.

Biến đổi khí hậu và sức khỏe: Biến đổi khí hậu được xem là một thách thức ở quy mô toàn cầu và Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Khoá học sẽ góp phần đáp ứng một số chuẩn đầu ra của Ths. YTCC định hướng SKMT. Mục tiêu của khoá học nhằm cung cấp kiến thức và xây dựng kỹ năng giúp học viên áp dụng cách tiếp cận liên ngành để xác định, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của ngành y tế cũng như đưa ra các giải pháp ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu ở các cấp.

Giám sát vệ sinh, chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt: Giám sát vệ sinh, chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt là một năng lực thiết yếu của cán bộ công tác trong lĩnh vực SKMT. Môn học sẽ góp phần đáp ứng một số chuẩn đầu ra của Ths. YTCC định hướng SKMT thông qua việc cung cấp cho học viên các kiến thức và kỹ năng cần thiết về giám sát vệ sinh, chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam. Ngoài ra môn học cũng cung cấp kiến thức và kỹ năng để phiên giải, tham vấn, chia sẻ các kết quả về chất lượng nước tới các bên liên quan.

An toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở y tế: Môn học nhằm củng cố và trang bị cho học viên những thông tin kiến thức, kỹ năng cơ bản, cập nhật về an toàn vệ sinh lao động trong các cơ sở y tế,có khả năng phát hiện các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động và góp phần bảo vệ sức khỏe cho đội ngũ cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

Một sức khỏe và sức khỏe sinh thái: Nội dung của môn học nhằm giới thiệu các kiến thức cơ bản về cách tiếp cận Một sức khỏe (One health) trong nghiên cứu các vấn đề sức khoẻ; cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản để giải quyết vấn đề sức khỏe cụ thể trong cộng đồng bao gồm các phương pháp tiếp cận liên ngành và các lý thuyết cơ bản về Một sức khỏe. Thông qua môn học này, học viên sẽ được trang bị các khái niệm cơ bản và các năng lực cốt lõi về Một sức khỏe, từ đó có khả năng xác định được các vấn đề sức khỏe trong hệ sinh thái và đề xuất hướng giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan (VD: y tế, thú y, môi trường và các ngành khác)

Đánh giá công nghệ y tế cơ bản: có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học viên lý thuyết cơ bản và thực hành lựa chọn phương pháp đánh giá công nghệ y tế, các bước thực hiện nghiên cứu đánh giá công nghệ y tế, các kỹ thuật tổng quan tài liệu (literature review), tổng quan hệ thống (systematic review), phân tích gộp (meta-analysis), phương pháp đo lường chi phí cho chương trình can thiệp hay dịch vụ y tế cụ thể, phương pháp đo lường hiệu quả cho chương trình can thiệp hay dịch vụ y tế cụ thể,.. Với các kiến thức và kĩ năng được trang bị từ môn học này, học viên có khả năng tham gia thiết kế nghiên cứu, thu thập số liệu, chuẩn bị các bước tiếp theo cho nghiên cứu đánh giá công nghệ y tế.

Đánh giá công nghệ y tế nâng cao: có vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học viên lý thuyết và thực hành các phương pháp nâng cao trong đánh giá công nghệ y tế, các kỹ thuật mô hình hóa, phân tích độ nhạy và tính không chắc chắn, phiên giải và trình bày kết quả của nghiên cứu theo các hướng dẫn chuyên biệt cho kỹ thuật đánh giá công nghệ y tế.

Tài chính y tế – Bảo hiểm y tế: đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các khái niệm cơ bản về tài chính y tế và bảo hiểm y tế. Với các kiến thức được trang bị từ môn học này, học viên có thể phân tích được các chức năng cơ bản của hệ thống tài chính y tế; các tiêu chí đánh giá hệ thống tài chính y tế; đặc điểm của các nguồn tài chính; nguyên lý của bảo hiểm y tế; cách thức xây dựng gói quyền lợi bảo hiểm y tế; ảnh hưởng của các phương thức thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ y tế...

Quản lý nguy cơ thảm họa: môn học cung cấp những khái niệm và nguyên tắc cơ bản về quản lý nguy cơ thảm họa, đặc biệt là quản lý các tình huống khẩn cấp về y tế

Kinh tế y tế: Môn học này nhằm giải thích một số khái niệm cơ bản trong kinh tế, sử dụng đánh giá kinh tế trong giải quyết các vấn đề y tế; mô tả các khía cạnh khác nhau của kinh tế trong kế hoạch y tế.

Gánh nặng bệnh tật do tai nạn thương tích (TNTT): Môn học sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về dịch tễ học, gánh nặng bệnh tật, và đánh giá các yếu tố nguy cơ của TNTT. Các nội dung cụ thể sẽ bao gồm các thuật ngữ, định nghĩa, các gánh nặng bệnh tật và tử vong, các yếu tố nguy cơ của TNTT và tầm quan trọng của phòng chống TNTT.

Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu TNTT: Môn học sẽ giới thiệu các phương pháp thu thập số liệu về gánh nặng, yếu tố nguy cơ, hậu quả và hiệu quả của các giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương tích. Các phương pháp thu thập số liệu bao gồm thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, hệ thống giám sát tai nạn thương tích.

Thiết kế và đánh giá can thiệp phòng chống TNTT: Môn học cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về thiết kế, triển khai và đánh giá các can thiệp phòng chống TNTT. Nội dung và tài liệu của môn học bao gồm các kiến thức, kỹ năng được đúc kết từ các chương trình can thiệp có hiệu quả trên thế giới cũng như kinh nghiệm thực tế ở Việt nam

Luận văn tốt nghiệp (Thực địa): Mỗi học viên thực hiện 1 nghiên cứu độc lập trong vòng 10 tháng. Đối với Định hướng, Đánh giá công nghệ y tế, KTYT, PCTNTT, SKMT cần có nội dung luận văn về đúng KTYT hoặc PCTNTT hoặc SKMT