Bản quyền thuộc về © 2024 FiinGroup.Bảo lưu bản quyền.
Tín hiệu của nỗi đau đã có từ sớm
Lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở, bởi trên thị trường chứng khoán đã có quá nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp có liên quan đến bê bối thao túng giá. Hầu hết các mã này đều rơi vào tình trạng “mất phanh”, thậm chí tương lai mù mịt như FLC, ROS, nhóm Louis Holdings, Chứng khoán Trí Việt…
Tuy nhiên, sẽ là không quá khi nói rằng những “nỗi đau” đều đã có những tín hiệu từ trước, chỉ là trong “cơn say” về giá, các nhà đầu tư đã bỏ những sự bất thường.
Quay trở lại với những cú bứt phá của APS, API, IDJ có thể thấy đều không đến từ động lực cốt lõi. Tại thời điểm năm 2021, rõ ràng đây là hành động thao túng giá cổ phiếu, đã được thể hiện qua việc cơ quan công an đã khởi tố vụ án. Còn thời điểm vừa qua, đà tăng của bộ ba này đều không thông tin nào hỗ trợ.
Đối với Chứng khoán APEC, công ty báo lỗ gần 450 tỷ đồng trong năm 2022. Cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2023 cho thấy, dù bão lãi 30 tỷ đông nhưng khoản lỗ tự doanh đã tăng lên mức 83 tỷ; dòng tiền cho vay margin và phải thu của APS tiếp tục sụt giảm còn 160 tỷ trong khi hồi đầu năm 2022 ở mức 533 tỷ đồng.
Tương tự, kết thúc quý 1/2023, API ghi nhận hơn 4,4 tỷ đồng lợi nhuận, trong khi cùng kỳ là gần 48,2 tỷ đồng, giảm gần 91%. Duy chỉ có IDJ ghi nhận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ về lợi nhuận, nhưng cũng chưa đủ để có thể đưa giá cổ phiếu tăng hơn 1 nửa chỉ trong vòng hơn 2 tháng.
Soi lại giao dịch cũng có thể thấy rằng, trong phiên giao dịch ngày 19/6, cả 3 cổ phiếu APEC đều ghi nhận phiên giảm sàn với khối lượng giao dịch tăng đột biến, gấp mấy lần phiên trước đó. Đáng chú ý, 4 phiên giao dịch sau đó (20-23/6), cả 3 cùng có chung 1 kịch bản là có 2 phiên giảm, 2 phiên tăng đan xen, tại các phiên giảm đều có thanh khoản cao hơn phiên tăng.
Theo nhận định của một nhà đầu tư lâu năm, đây có thể là động thái “kéo để xả” của một số “tay to” nắm được thông tin tiêu cực từ trước đó. Thậm chí, ngay trong phiên giao dịch ngà 23/6, cả 3 cổ phiếu này vẫn đóng cửa trong sắc xanh, thông tin tiêu cực xuất hiện sau khi phiên giao dịch kết thúc.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông bất thành của Chứng khoán APEC, ông Nguyễn Đỗ Lăng đã có những chia sẻ với cổ đông về việc những người theo nghiệp chứng khoán, tài chính rất khổ.
"Chứng khoán mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui, vô cùng thăng hoa những cũng đem tới quá nhiều đau khổ. Và bi kịch nhất là khi chúng ta khổ thì không nhận ra bản thân mình đang đau… Đầu tư chứng khoán rất dễ mắc tâm bệnh, mà tâm bệnh thì khổ gấp nhiều lần bệnh thân thể, kéo dài dai dẳng và chữa rất khó”, ông Lăng nói.
Theo kế hoạch, CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) sẽ mua lại 370 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 23/10 đến ngày 21/11/2024. Tại 5 phiên giao dịch đầu tiên, doanh nghiệp đã mua vào hơn 57 triệu đơn vị, với ngày đầu tiên ghi nhận khối lượng lớn nhất (hơn 19,1 triệu đơn vị).
Trong khi khối lượng khó gây bất ngờ bởi doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ quy định về quy mô giao dịch tối đa mỗi ngày, giá cổ phiếu VHM lại là yếu tố đáng chú ý nhất. Sau nhịp tăng mạnh 40% trước đó, cổ phiếu VHM đã đảo chiều kể từ lúc Vinhomes bắt đầu mua vào.
Cụ thể, sau 5 phiên (23-29/10), giá cổ phiếu VHM giảm từ 48.250 đồng/cp xuống còn 42.750 đồng/cp, tương ứng mức giảm 11,4%. Điều này trái với kỳ vọng của một bộ phận nhà đầu tư rằng giá cổ phiếu sẽ tăng khi có một lượng cầu lớn mua vào khiến nguồn cung ngày càng co hẹp lại.
Lý giải về xu hướng giảm giá cổ phiếu VHM, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã có những chia sẻ trên chương trình VTV Khớp lệnh ngày 28/10.
Theo ông Đức, đây là câu chuyện về cơ bản, khi một doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ thì muốn mua ở mức giá phù hợp với book value (giá trị sổ sách). Giá trị sổ sách của VHM năm nay khoảng 44.000 đồng/cp. Tính cả lợi nhuận năm nay và năm tới, giá trị sổ sách của VHM tăng lên khoảng 50.000 đồng/cp.
“Do vậy, giá từ 44.000 – 50.000 đồng/cp là hợp lý để Vinhomes mua lại cổ phiếu. Nếu mua đắt, khi đến đại hội đồng cổ đông công ty sẽ bị hỏi tại sao? Nếu mua quanh book value thì rất dễ để giải trình. Tôi cho rằng đây là vùng giá hợp lý của VHM”, đại diện từ VPBankS nói.
Nhận định thêm về cổ phiếu VHM theo phân tích kỹ thuật, ông Đức cho rằng cổ phiếu VHM đã kết thúc một nhịp tăng và bước sang nhịp điều chỉnh có thể về 41.000 – 42.000 đồng/cp. Ở vùng đáy trên, giá cổ phiếu sẽ bật lại, ở nhịp tăng mới có thể lên vùng 50.000 – 52.000 đồng/cp.