Nghề Kỹ Thuật Môi Trường

Nghề Kỹ Thuật Môi Trường

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, trong nền kinh tế của nƣớc ta sử dụng rất nhiều các hệ thống lạnh. Trong công nghiệp có các hệ thống lạnh ở nhà máy bia, nhà máy nƣớc ngọt, nhà máy chế biến thủy sản, các nhà máy đông lạnh thực phẩm, nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất nƣớc đá… Trong dân dụng, phổ biến nhất là các hệ thống lạnh điều hòa không khí, các kho chứa thuốc, sinh phẩm trong y tế, tủ lạnh gia đình, tủ lạnh thƣơng nghiệp, siêu thị… Cuốn sách Kỹ thuật lạnh đƣợc biên soạn và xuất bản lần này là kết quả đúc rút kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy, cùng với quá trình thiết kế, thi công và lắp đặt nhiều hệ thống lạnh khác nhau trên mọi miền đất nƣớc của các tác giả. Vì vậy, các kiến thức đƣợc đƣa vào cuốn sách rất phù hợp với các sinh viên và kỹ sƣ Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh nƣớc ta. Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu về đào tạo kỹ sƣ ngành Kỹ thuật Nhiệt – Lạnh ở các trƣờng đại học kỹ thuật và là tài liệu tham khảo tốt cho các kỹ sƣ đang vận hành, thiết kế các hệ thống lạnh công nghiệp hiện nay. Sách không chỉ trình bày các cơ sở lý thuyết, tính toán thiết kế các thiết bị, hệ thống lạnh mà còn trình bày các bản vẽ, cấu tạo tƣơng đối chi tiết của các thiết bị của hệ thống lạnh đang đƣợc sử dụng hiện nay. Cuốn sách là công trình chung, đƣợc các tác giả đồng chủ trì xuất bản và phân công biên soạn các chƣơng cụ thể nhƣ sau: - GS.TS. Đinh Văn Thuận biên soạn các chƣơng 1, 2, 3, 4 và 5. - PGS.TS. Võ Chí Chính biên soạn các chƣơng 6, 7, 8, 9 và 10. Mọi nhận xét góp ý xin gửi về: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Địa chỉ: Số 70 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội CÁC TÁC GIẢ

Giới Thiệu Chương Trình Đào Tạo Kỹ Thuật Môi Trường

Ngành Kỹ Thuật Môi Trường đào tạo kỹ sư chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường. Chương trình đào tạo thực hiện theo quy chế tín chỉ, theo đó người học là trung tâm sẽ thúc đẩy tính chủ động của sinh viên đối với chương trình học. Các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như thiết kế, thi công và vận hành các công trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp, quản lý và xử lý chất thải rắn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm không khí, đánh giá tác động môi trường, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường, sản xuất sạch hơn,…Sinh viên tốt nghiệp Ngành Kỹ Thuật Môi Trường sẽ đáp ứng được các mục tiêu đào tạo sau đây: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Có năng lực thực hành nghề nghiệp, vận dụng các kiến thức về Kỹ Thuật Môi Trường để đáp ứng các nhu cầu công việc thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, các đơn vị tư vấn thiết kế về các dự án và dịch vụ môi trường, các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và cơ quan quản lý nhà nước - Có năng lực phân tích, đánh giá, thiết kế kỹ thuật và vận hành các hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường đô thị và công nghiệp theo cách tiếp cận đúng chức năng, thẩm mỹ, an toàn, hiệu quả kinh tế và bền vững thân thiện môi trường - Có phương pháp làm việc độc lập, có khả năng tự học hay học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học trong lĩnh vực chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường hoặc các lĩnh vực khác có liên quan - Có kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, hiểu biết các kiến thức về quản lý để có thể đảm nhận các vị trí và chức vụ cao - Nơi xin việc sau khi tốt nghiệp: kỹ sư Ngành Kỹ Thuật Môi Trường sẽ đảm trách công tác môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp, trang trại,…làm việc tại các Viện, trường, các trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hoặc giảng dạy ngành Kỹ thuật Môi trường tại các cơ sở đào tạo

Theo quy định tuyển sinh của bộ giáo dục và đào tạo

Theo quy định của Ngành Kỹ Thuật Môi Trường. Tổng số học phần: 70. Tổng số tín chỉ: 120 (Số tín chỉ bắt buộc: 83, số tín chỉ tự chọn: 37)

HỌC NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Cơ hội việc làm ngành Kỹ thuật môi trường đối với các bạn sinh viên hiện nay vô cùng rộng mở với nhiều vị trí làm việc khác nhau. Cụ thể những công việc mà các bạn có thể lựa chọn như:

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Ngành Kỹ thuật môi trường chính là một ngành học thiên về kỹ thuật cùng với công nghệ nhằm mục đích ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh – lý – hóa học. Cùng những giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.

Mục tiêu của ngành Kỹ thuật môi trường chính là đào tạo ra đội ngũ nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật môi trường như: Thiết kế, vận hành hệ thống xử lý chất thải, kỹ thuật và pháp lý để xây dựng các giải pháp bảo vệ môi trường của từng lĩnh vực kinh tế xã hội, xử lý chất thải, mô hình hóa, quy hoạch môi trường.

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Mức lương của ngành Kỹ thuật môi trường đối với những sinh viên mới ra trường sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu VNĐ/ tháng. Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm kinh nghiệm lương trung bình từ 7 – 10 triệu VNĐ/tháng. Nếu kinh nghiệm làm việc từ 4 – 5 năm kinh nghiệm lương cơ bản trên 13 triệu VNĐ/tháng. Đối với những người giỏi ngoại ngữ có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp nước ngoài kinh nghiệm từ 5 năm, lương trung bình sẽ từ 1000 USD/tháng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường sẽ trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Đồng thời, ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết như: Khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật môi trường chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Để học tập và làm những công việc có liên quan tới ngành Kỹ thuật môi trường, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật môi trường, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về ngành học thú vị này. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm tất cả ngành nghề hiện nay có thể xem tại đây: Danh sách các ngành nghề tại Việt Nam

Kỹ sư kỹ thuật môi trường có kiến thức và kỹ năng thực hành ở lĩnh vực công nghệ môi trường đồng thời cũng có kiến thức về khoa học môi trường và quản lý môi trường. Chương trình trang bị cho sinh viên các kiến thức rộng về các chuyên môn trong lĩnh vực môi trường thông qua đào tạo lý thuyết, chú trọng đào tạo thực hành các lãnh vực hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công - nông nghiệp, độc học môi trường, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong môi trường.

* Có thể thiết kế và thi công các công trình xử lý môi trường như xử lý nước cấp và nước thải, quản lý và xử lý chất thải rắn, xử lý khí thải và tiếng ồn, quan trắc và phân tích chất lượng môi trường, lập giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, sản xuất sạch hơn trong công nông nghiệp.

* Có khả năng phân tích hệ thống môi trường thông qua việc nắm vững phương pháp sử dụng tài nguyên theo hướng phát triển bền vững và những biện pháp bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái như giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong các lĩnh vực công nông ngư nghiệp và du lịch.

* Có thể tham gia trong việc hình thành, xây dựng và phát triển chính sách, chiến lược quản lý môi trường.

* Kỹ sư Kỹ thuật môi trường có thể công tác tại các Viện, Trường trong vùng, các sở ban ngành ở địa phương, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Thủy sản, UBND các Huyện thị, các công ty như cấp thoát nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản, các nhà máy công nghiệp… hoặc tham gia trong các chương trình, đề án trong và ngoài nuớc về môi trường.

Số lần xem trang: 2624Điều chỉnh lần cuối: 29-02-2012