Văn hóa ẩm thực của người Nhật rất đa dạng và phong phú, không chỉ là các món ăn truyền thống mà còn có cả sự du nhập của các món ăn nước ngoài một cách tinh tế và rộng rãi. Có lẽ ít nơi đâu trên thế giới mà bạn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn ngon của thế giới với chất lượng cao về hương vị, phong cách cũng như độ an toàn thực phẩm gần như tuyệt đối như ở Nhật. Người Nhật ăn thường xuyên cơm và miso soup, nhưng cũng tiêu thụ nhiều mì spaghetti và pizza của Ý, hamburger và xúc xích của Châu Âu, các món mì Trung Quốc, cà ri Ấn Độ... Và tất nhiên, bạn cũng có thể mua được món gỏi cuốn Việt Nam làm sẵn có bán ở hầu như khắp các siêu thị Nhật Bản. Mặt khác, Người Nhật cũng rất cầu kỳ và kỹ tính trong việc ăn uống. Một nhà hàng không đủ tiêu chuẩn vệ sinh hay một nhãn hiệu thực phẩm sử dụng nguyên liệu quá hạn có thể dẫn đến sự tẩy chay mạnh mẽ và doanh nghiệp có thể phá sản gần như tức thì. Để đáp ứng cho nhu cầu ẩm thực đa dạng và yêu cầu cao về chất lượng đó, nền công nghiệp thực phẩm của Nhật đã phát triển từ rất sớm và đang có những thành công mạnh mẽ, tạo nên uy tín cao trên thị trường thế giới. Năm 2009, trong bảng xếp hạng 10 tập đoàn thực phẩm lớn nhất trên thế giới, người ta đếm được 4 cái tên đến từ Nhật Bản: Kirin Holdings, Suntory Holdings, Asahi Breweries và Ajinomoto Co.,Inc.
Phân loại ngành nghề và công việc[]
Ngành thực phẩm ở Nhật rất đa dạng, nhưng nhìn chung có thể chia làm 8 nhóm:
Sapporo là tập đoàn sản xuất bia đầu tiên của Nhật đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay đang xây dựng nhà máy bia và có nhu cầu tuyển người Việt Nam rất lớn. Trong dịp JOBFAIR lần này (ngày 4 tháng 12 năm 2010) Sapporo cũng tham gia và có nhu cầu tuyển các bạn có nguyện vọng muốn về Việt Nam làm việc.
Về loại hình công việc thường được tuyển dụng, giống như bất kỳ ngành sản xuất nào khác, ngành sản xuất thực phẩm cũng gồm có 3 loại hình công việc cơ bản:
Các công ty ở Nhật thường chia làm 2 loại tuyển dụng: người mới tốt nghiệp (新卒採用) và người đã đi làm ở các công ty khác muốn chuyển việc (転職採用). Thời gian tuyển dụng cho người xin chuyển việc 転職採用 thì thường không cố định và thay đổi tùy theo nhu cầu nhân sự của từng công ty, còn đợt tuyển dụng cho người mới tốt nghiệp thì khá cố định là vào mùa xuân mỗi năm.
Đa số các công ty thực phẩm ở Nhật bắt đầu mở thông báo tuyển dụng vào khoảng tháng 12, hạn cuối để nộp Entry Sheet và lý lịch thường tập trung vào khoảng tháng 1, tháng 2, sau đó các vòng phỏng vấn sẽ diễn ra trong tháng 3, tháng 4. Cá biệt các công ty có vốn nước ngoài như Netsle Japan, Coca-Cola Japan,…thì có thể bắt đầu tuyển dụng sớm hơn vào khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12. Sau đó, một số công ty sẽ có thêm đợt tuyển dụng lần 2, bắt đầu nộp Entry sheet vào khoảng cuối tháng 2 giữa tháng 3; và thêm một đợt tuyển dụng cuối cùng vào mùa hè/thu. Thông thường thì đợt tuyển dụng đầu tiên vào mùa xuân sẽ có khuynh hướng lấy nhiều người hơn các đợt sau. Tuy nhiên thời gian biểu này chỉ có tính tham khảo tương đối và thay đổi theo từng năm, từng công ty, vì vậy lời khuyên là bạn nên kiểm tra kỹ các deadline của Entry Sheet càng sớm càng tốt.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản và nông sản, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Triển vọng việc làm như thế nào?
Thị trường lao động tiềm năng của ngành Công nghệ thực phẩm
Với thị trường quy mô hơn 96 triệu dân, trong bối cảnh thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường, và sẵn sàng chi trả khoản tiền cao hơn để đảm bảo cho sức khỏe.
Theo Vietnam Report, Việt Nam là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm – đồ uống rất tiềm năng, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, đạt 15% GDP và có xu hướng tăng lên trong thời gian tới.
Trong khi đó, với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc về các nhóm hàng nông sản chủ lực như gạo, cà phê, rau quả cùng nhiều chính sách ưu đãi và môi trường kinh doanh thuận lợi, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc Hiệp định Thương mại tự do EU- Việt Nam (EVFTA) được thông qua vào đầu tháng 2/2020 tiếp tục mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thâm nhập vào các thị trường tiềm năng tại nước ngoài.
Công nghệ chế biến thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035.
Do đó, công nghệ thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngành Công nghệ thực phẩm học gì và được đào tạo ra sao?
Công nghệ thực phẩm trang bị cho người học những kiến thức về bảo quản, chế biến, đánh giá, kiểm định chất lượng sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; vận hành dây chuyền sản xuất.
Ngành học này đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời là nguồn nhân lực cốt lõi trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, những đòi hỏi về chất lượng nguồn nhân lực cho ngành này ngày càng nâng cao, trong đó có nhu cầu gia tăng về nhân lực chất lượng cao.
Nắm bắt được xu hướng đó, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, Đại học Việt Pháp) xây dựng chương trình Khoa học và Công nghệ thực phẩm theo chuẩn quốc tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng nền công nghiệp chế biến thực phẩm thế giới.
Các môn học tập trung vào 3 mảng chính: công nghệ chế biến thực phẩm, an toàn chất lượng thực phẩm và quản lý đổi mới công nghệ thực phẩm.
Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp; các dự án nghiên cứu và kỳ thực tập từ 3-6 tháng trong nước và các nước có nền công nghệ chế biến thực phẩm phát triển như Pháp, Nhật Bản, Thái Lan,..
Với chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, sinh viên được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ chuyên môn và giao tiếp thành thạo, bên cạnh các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý dự án… để sẵn sàng gia nhập môi trường làm việc quốc tế trong và ngoài nước.
Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm?
Tốt nghiệp ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, sinh viên có thể làm ở các vị trí:
Ngành Công nghệ thực phẩm phù hợp với các bạn học sinh yêu thích thực phẩm và có kiến thức tốt các môn Hóa, Sinh.
USTH tuyển sinh ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm 2 hình thức: Tuyển sinh trực tiếp (Xét học bạ THPT và Phỏng vấn) và Tuyển sinh qua cổng thông tin của Bộ GD&ĐT ( Mã trường: KCN, Mã ngành: 7540101. Ngoài ra, USTH có chính sách tuyển thẳng đối với thí sinh có điểm trung bình các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 8.5 trở lên.