Tình trạng mệt mỏi trong người sẽ làm giảm hiệu quả làm việc cũng như chất lượng sống của chúng ta. Thế nhưng với cường độ làm việc và học tập như hiện nay thì khó tránh khỏi mệt mỏi. Làm sao để hết mệt mỏi trong người? Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu thêm về tình trạng này.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể luôn có đủ năng lượng để hoạt động, vui chơi, cũng như học tập và làm việc không mệt mỏi. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trong đó, các thực phẩm có chứa vitamin B12 và chứa sắt là không thể thiếu.
Mệt mỏi là triệu chứng của các bệnh tiềm ẩn, vì vậy bạn không nên cố chịu đựng cơn mệt mỏi, mà cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này. Khi thấy mệt mỏi trong người thường xuyên, bạn hãy đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có uy tín kiểm tra sức khỏe để được chẩn đoán bệnh lý nếu có. Từ đó xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp cho từng loại bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, nhằm phát hiện các căn bệnh tiềm ẩn khi chưa có dấu hiệu ban đầu. Các bác sĩ cũng sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất để duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, ngăn ngừa mỏi mệt do các nguyên nhân bệnh lý.
Kiểm tra sức khỏe để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi
Khi cảm thấy mệt mỏi, có vấn đề về sức khỏe, bạn hãy đến bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được kiểm tra sức khỏe, chẩn đoán kịp thời. Bệnh viện được trang bị các trang thiết bị y tế hiện đại, bác sĩ với trình độ chuyên môn ưu tú, đặc biệt, các bệnh lý về hô hấp sẽ được chẩn đoán và chữa trị tại chuyên khoa hô hấp - chuyên khoa đang được đánh giá cao tại MEDLATEC hiện nay.
Như vậy, bài viết này đã chỉ ra các nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong người, và các biện pháp khắc phục giúp bạn đọc giảm tình trạng mệt mỏi này một cách hiệu quả. Hy vọng bài viết có ích giúp các bạn tránh được tình trạng mệt mỏi trong cuộc sống hàng ngày bận rộn và nhiều áp lực. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng này, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900.56.56.56 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Mệt mỏi trong người do sinh hoạt không điều độ
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến thể trạng, có thể gây ra mệt mỏi ở trong người. Các ví dụ điển hình của việc sinh hoạt không điều độ như thức khuya, ăn uống không khoa học, nhịn ăn, bỏ bữa, thiếu vận động. Tình trạng này cũng có thể là do học tập và làm việc quá sức cho phép của cơ thể.
Ngoài ra, các lối sống không lành mạnh như sử dụng bia rượu, chất kích thích, ma túy, các chất gây nghiện, và các sản phẩm gây hại cho cơ thể cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi không ngừng.
Mệt mỏi trong người do tâm thần kinh
Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi sự phát triển của từng cá nhân trong cộng đồng. Những áp lực, căng thẳng đến từ việc học tập, công tác cũng rất dễ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, lo âu.
Áp lực, căng thẳng cũng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi
Những suy nghĩ, day dứt bắt nguồn từ gánh nặng cuộc sống, cảm xúc buồn vui, những sự kiện diễn ra trong đời bạn. Tất cả những điều đó đều khiến trí óc phải hoạt động với công suất lớn, gây áp lực và khiến bạn cảm thấy chán chường, ủ rũ, mệt mỏi trong người.
Trường hợp nặng hơn là những người bị trầm cảm cũng phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi thường xuyên. Tình trạng này kéo dài có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Cảm giác mệt mỏi trong người
Đây là tình trạng phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hối hả ngày nay. Đó là khi cơ thể có cảm giác uể oải, rã rời, không có sức sống. Bạn cảm thấy kiệt sức, không có đủ năng lượng và sự tập trung để làm một việc gì đó.
Mệt mỏi trong người khiến các hoạt động học tập, làm việc hay vui chơi đều gặp khó khăn. Đây là lúc cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn và bổ sung năng lượng cần thiết.
Cảm giác mệt mỏi khiến hoạt động học tập, làm việc không hiệu quả
Các nguyên nhân gây mệt mỏi trong người
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự mệt mỏi trong người. Chúng ta có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:
Lối sống sinh hoạt không điều độ, lành mạnh sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi trong người. Khi bạn thức khuya thì hôm sau ngủ dậy chắc chắn sẽ cảm thấy mệt mỏi trong người. Trong đó nếu cộng thêm với việc vừa thức khuya, vừa ăn uống không điều độ sẽ càng làm cho bạn mất sức nhiều hơn. Việc ăn uống không điều độ bao gồm: Ăn bỏ bữa, nhịn ăn, ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều đường, nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh đó, công việc đã chiếm phần lớn thời gian làm cho bạn không có thời gian để vận động. Từ đó sinh ra sự uể oải trong người. Bạn chỉ ngồi một chỗ để làm việc, dần dần bạn sẽ không muốn đứng dậy và tham gia các bài tập thể thao nữa.
Ngoài ra việc sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia hay hút thuốc lá cũng nhanh tàn phá cơ thể. Các chất kích thích sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, không chỉ là sự mệt mỏi đơn thuần.
Các áp lực từ học tập, công việc, cuộc sống sẽ đè nặng lên bạn. Thành công từ bạn bè, thất nghiệp từ chiến dịch sa thải toàn cầu, áp lực về deadline của công việc,... đó là những điều đẩy bạn vào tình thế luôn phải sẵn sàng chiến đấu vì cuộc sống. Bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, lo âu, mệt mỏi. Tình trạng lo âu, mệt mỏi kéo dài dễ dẫn đến bệnh trầm cảm. Những người bị trầm cảm sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi trong người.
Khi mắc bất cứ bệnh gì bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi trong người. Trong đó nếu bạn mệt mỏi kèm theo sốt, ớn lạnh, đau cơ thì có thể bạn bị cảm cúm.
Khi mệt mỏi kèm sụt cân nhanh chóng, có thể để ý đến các bệnh nội tiết như bệnh suy giáp, đái tháo đường,... Hay những bệnh liên quan đến gan mật như viêm gan, suy gan cũng làm bạn mệt mỏi trong người. Tuy nhiên các bệnh lý về gan thường đi kèm với chán ăn, vàng da,...
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng gây mệt mỏi. Các xét nghiệm để kết luận bệnh thiếu máu thiếu sắt cũng khá nhanh và đơn giản. Bạn có thể đến bệnh viện để làm các xét nghiệm xác định bệnh và điều trị.
Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi trong người
Bạn nên bắt đầu từ các thói quen sinh hoạt theo một hướng tích cực. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, phân bổ thời gian cho học tập, làm việc một cách khoa học, từ đó bạn có thể làm việc hiệu quả, tránh gây mệt mỏi. Ngoài ra, không nên lạm dụng các chất kích thích, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Giữ các thói quen sinh hoạt, làm việc tích cực giúp duy trì sức khỏe ổn định
Tập luyện thể dục - thể thao thường xuyên cũng là một biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Ngồi thiền hay các bài tập yoga cũng giúp bạn giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi thường ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
Để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể bạn nên thay đổi chế độ ăn uống. Trong đó thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: Đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất. Bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi ngon và kết hợp chúng với nhau. Đặc biệt chất xơ cũng là thành phần rất quan trọng và luôn cần thiết cho cơ thể.
Nếu bạn bị dị ứng với bất cứ loại thực phẩm nào, đừng quá lo lắng sẽ không bổ sung đủ chất đó. Mỗi chất dinh dưỡng sẽ hiện diện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau, nên bạn chỉ cần chọn loại thực phẩm khác là được.
Các loại thức ăn nên hạn chế hoặc loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày như: Thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp sẵn. Bạn nên bổ sung chất béo không no từ nguồn thực vật để không lo tăng cân.
Làm sao để hết mệt mỏi trong người? Nếu nguyên nhân xuất phát từ lối sống của bản thân thì việc cần làm hơn hết là xây dựng lối sống lành mạnh.
Công việc của bạn quá áp lực đến nỗi phải thức khuya dậy sớm cho kịp hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hãy chủ động sắp xếp lại mọi thứ theo tính chất quan trọng của công việc và giải quyết nó từ từ. Nếu có bất cứ điều gì khó khăn trong công việc hãy thử chia sẻ với sếp hay đồng nghiệp để tìm sự giúp đỡ. Bạn loay hoay một mình thì công việc cũng sẽ giải quyết xong. Bạn có thể nhanh chóng được thăng chức nhưng chất lượng sống lại giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, khi sử dụng các chất kích thích như rượu bia hoặc thức uống có cồn ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Những buổi tiệc thâu đêm sẽ lấy đi sức khỏe của bạn nhanh chóng hơn bạn nghĩ. Do đó bạn nên phân bổ lại thời gian, sắp xếp công việc một cách khoa học hơn để không còn mệt mỏi trong người.
Tập luyện thể thao không chỉ giúp bạn thoát khỏi mệt mỏi, uể oải trong người mà còn giúp bạn linh hoạt, năng động hơn. Làm sao để hết mệt mỏi trong người? Câu trả lời là tập luyện thể thao.
Bạn không thích vận động cường độ mạnh thì có thể chọn cho mình các bộ môn nhẹ nhàng như đạp xe, đi bộ, hay các bài giãn cơ trong Yoga. Với bộ môn Yoga, bạn nên chọn các tư thế dễ thực hiện mà có thể tự mình làm được.
Tập luyện thể thao mỗi ngày để giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn. Từ đó tránh được các biến cố tim mạch do tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Mỗi ngày nên dành ít nhất 30 phút để tập vận động cơ thể. Việc tập luyện điều độ mới mang lại hiệu quả cao. Bạn nên lưu ý là không nên ăn no khi tập luyện, cũng như trong lúc đang mệt mỏi thì không nên tập luyện.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Làm sao để hết mệt mỏi trong người? Bạn có thể áp dụng các biện pháp này tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng sức khỏe càng ngày càng xấu hơn, mệt mỏi kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé. Bởi vì đó có thể là triệu chứng của một số bệnh mà chỉ có điều trị bệnh mới giải quyết được mệt mỏi trong người.
Nhiều trường hợp kiệt sức mệt mỏi là do căng thẳng, ngủ không đủ giấc, chế độ ăn uống kém và các yếu tố lối sống khác. Sau đây là những lời khuyên bị kiệt sức nên làm gì để khôi phục mức năng lượng của bạn.
Cách hiệu quả để duy trì năng lượng cho cả ngày là ăn nhiều bữa nhỏ và thường xuyên dùng đồ ăn nhẹ lành mạnh sau mỗi 3 - 4 giờ, thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn. Để có một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, bạn nên:
Giảm tần suất tiêu thụ thức ăn và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường, nếu có ăn hãy dùng với lượng nhỏ. Cố gắng tiêu thụ đa dạng 5 nhóm thực phẩm chính để nhận được nhiều chất dinh dưỡng.
Khi đặt ra câu hỏi bị kiệt sức nên làm gì, tập thể dục có lẽ là đáp án không mấy ai nghĩ tới. Nhưng trên thực tế, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi hơn về lâu dài, nhờ đó bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn.
Ngay cả 15 phút đi bộ cũng có thể giúp bạn tăng cường năng lượng. Lợi ích sẽ tăng lên khi bạn hoạt động thể chất thường xuyên hơn. Hãy bắt đầu tập thể dục với cường độ nhẹ trong thời gian ngắn, sau đó tăng dần qua các tuần và tháng cho đến khi bạn đạt được mục tiêu khuyến nghị là 2,5 giờ tập aerobic cường độ trung bình/ tuần, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh.
Để tránh bị kiệt sức mệt mỏi, bạn nên duy trì thói quen tập thể dục
Cơ thể mang trọng lượng dư thừa có thể gây mệt mỏi. Thừa cân cũng tạo áp lực cho tim, có thể làm cho bạn kiệt sức mệt mỏi. Do đó khi giảm cân, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn rất nhiều.
Để duy trì cân nặng hợp lý, hầu hết nam giới cần tuân theo giới hạn calo không quá 1.900 kcal/ ngày và 1.400 kcal/ ngày đối với phụ nữ. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ đo chỉ số BMI để tính lượng calo giảm cân phù hợp với cá nhân.
Nếu một ngày tiêu thụ quá giới hạn calo, bạn sẽ phải giảm lượng calo nạp vào những ngày tiếp theo. Ví dụ, một phụ nữ nạp 1.700 kcal vào thứ Ba, tức là nhiều hơn 300 kcal so với lượng calo cho phép hàng ngày. Cô ấy cần cắt giảm thêm 300 kcal vào những ngày còn lại trong tuần.
Để giảm cân, người bình thường nên giảm lượng calo nạp vào cơ thể hàng ngày khoảng 600 kcal. Ngoài ăn uống lành mạnh, cách tốt nhất để giảm cân và duy trì trọng lượng hợp lý là vận động, tập thể dục nhiều hơn.
Nhiều người không có được giấc ngủ với chất lượng và số lượng cần thiết để tỉnh táo suốt cả ngày, dẫn đến kiệt sức mệt mỏi. Các chuyên gia khuyên:
Tránh sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc các thiết bị điện tử khác ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, vì ánh sáng từ màn hình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ. Phòng ngủ lý tưởng nhất cần được giữ tối, yên tĩnh, ngăn nắp và có nhiệt độ từ 18 - 24°C.
Stress hay căng thẳng khiến bạn tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, cố gắng đưa các hoạt động thư giãn vào lịch trình mỗi ngày, chẳng hạn như:
Bất cứ việc gì giúp bạn thư giãn cũng sẽ cải thiện mức năng lượng, nhờ đó tránh được kiệt sức mệt mỏi.
Khi bạn bị kiệt sức mệt mỏi nên dành thời gian nghỉ ngơi, nghe nhạc
Có một số bằng chứng cho thấy các liệu pháp trò chuyện, như tư vấn hoặc liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), có thể giúp chống lại kiệt sức hoặc mệt mỏi do căng thẳng, lo lắng hoặc tâm trạng tồi tệ.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng bất kỳ ai cảm thấy kiệt sức mệt mỏi đều nên cắt giảm caffeine. Cách tốt nhất là ngừng uống tất cả các món có caffeine trong khoảng thời gian 3 tuần.
Cố gắng tránh hoàn toàn caffeine trong 1 tháng để xem liệu bạn có cảm thấy bớt mệt mỏi hơn hay không. Một số trường hợp thấy rằng không tiêu thụ caffeine sẽ khiến họ đau đầu. Nếu bạn cũng gặp phải tình trạng này, hãy cắt giảm từ từ lượng caffeine bạn uống.
Mặc dù uống vài ly rượu vào buổi tối có thể giúp bạn dễ ngủ, nhưng bạn sẽ ngủ không sâu sau khi uống rượu. Kết quả là ngày hôm sau bạn thấy kiệt sức mệt mỏi, ngay cả khi đã ngủ đủ 8 tiếng.
Cắt giảm lượng rượu tiêu thụ trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một đêm nghỉ ngơi trọn vẹn hơn và có nhiều năng lượng hơn. Các tổ chức y tế khuyến cáo nam giới và phụ nữ không nên uống nhiều hơn 6 lít bia có độ mạnh trung bình hoặc 10 ly rượu vang nhỏ mỗi tuần. Bạn có thể tự đặt ra cho mình những quy tắc về ngày- không- dùng- đồ- uống- có- cồn trong mỗi tuần.
Không uống rượu để tránh kiệt sức, mệt mỏi
Đôi khi bạn cảm thấy mệt mỏi chỉ đơn giản là vì bạn bị mất nước. Bổ sung ngay một cốc nước sẽ giúp ích rất nhiều, đặc biệt là sau khi tập thể dục.
Tuy nhiên cần lưu rằng nhiều loại nước giải khát, bao gồm đồ uống có bột hòa tan và chocolate nóng, chứa nhiều đường nên có hàm lượng calo cao, dễ khiến bạn tăng cân và và góp phần gây sâu răng. Ngoài nước lọc, những lựa chọn lành mạnh khác bao gồm:
Nếu bạn vẫn cảm thấy mình bị mệt mỏi quá mức mà không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ, bạn có thể đang mắc một bệnh lý tiềm ẩn. Tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ đa khoa để tìm ra nguyên nhân kiệt sức là gì.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mệt mỏi trong người khiến chúng ta không thể sinh hoạt, học tập và làm việc hiệu quả, đặc biệt trong xã hội phát triển không ngừng nghỉ này. Vậy nguyên nhân do đâu lại có cảm giác mệt mỏi ở trong người và cách khắc phục như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MEDLATEC.