Công Ty Vinacoma Lừa Đảo Không Người Nhận Hàng Không Được

Công Ty Vinacoma Lừa Đảo Không Người Nhận Hàng Không Được

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Qua tổng hợp thông tin trên các phương tiện truyền thông thời gian gần đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) ghi nhận một số doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp  thực hiện tuyển dụng nhân viên (đối tượng tập trung chủ yếu là sinh viên) nhưng có nhiều biểu hiện trái pháp luật.

Theo các nội dung thu thập được, hoạt động của các doanh nghiệp này có những biểu hiện chung như sau:

- Đầu tiên, những doanh nghiệp này đăng các nội dung quảng cáo trên phương tiện Internet (như website về việc làm, zalo, facebook…) về việc tuyển dụng nhân sự với các tiêu chí rất chung chung, dễ đáp ứng nhưng lại “rất hấp dẫn” về thu nhập, ví dụ như: Tuyển nhân viên kinh doanh: lương 10 triệu/tháng không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động; Tuyển cộng tác viên online: làm ca 4 tiếng/ngày thu nhập 6 triệu/tháng chưa kể hoa hồng… Đối tượng của những đoạn quảng cáo này hướng đến thường là những người đang tìm kiếm việc làm hoặc các bạn sinh viên muốn đi làm thêm;

- Khi nộp hồ sơ xin việc, các ứng viên được hẹn phỏng vấn nhưng thực chất để các nhân viên của doanh nghiệp tiếp cận hỏi han về hoàn cảnh gia đình, làm thân và lấy sự tin tưởng của người đang tìm việc. Tiếp đến, những nhân viên này vẽ vời một tương lai tươi sáng thu nhập hàng trăm triệu một tháng cùng những chuyến du lịch, đào tạo tại nước ngoài làm cho các ứng viên ham thích và muốn tham gia. Sau đó, nhân viên tuyển dụng bằng nhiều các biện pháp kể cả dụ dỗ và ép buộc người xin việc nộp các khoản tiền rất lớn với nhiều lý do (như phí đào tạo kỹ năng bán hàng, mua tài liệu kinh doanh…) hoặc bị yêu cầu mua một gói sản phẩm ban đầu để đầu tư hay “gia nhập” doanh nghiệp;

- Sau khi đã nộp tiền, người tham gia/người được tuyển dụng có thể nhận được một khoản hoa hồng nhỏ để khuyến khích họ tuyển thêm người khác hoặc chính họ tiếp tục nộp thêm tiền có vị trí kinh doanh với mức hoa hồng cao hơn. Thực chất công việc của họ chỉ là tuyển được thêm người, bán hàng hóa với mức giá cao vô lý hoặc nộp thêm nhiều tiền nữa lên cấp bậc. Nếu không làm các các công việc trên thì họ cũng không nhận thêm được bất kỳ các khoản thu nhập nào. Trường hợp muốn khiếu nại về các khoản phí đã nộp, nạn nhân thường không có các chứng từ giao dịch với doanh nghiệp, các biên lai hay phiếu thu nộp tiền đều không có dấu của doanh nghiệp.

Hiện nay, chỉ có 22 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động theo quy định của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP (danh sách các doanh nghiệp bán hàng đa cấp luôn được cập nhật trên website: vcca.gov.vn). Tên 22 doanh nghiệp bán hàng đa cấp hiện nay bao gồm:

1. Công ty TNHH MTV Thương Mại Mỹ Lợi

2. Công ty TNHH Homeway Việt Nam

3. Công ty TNHH Nhượng Quyền Toàn Thắng

4. Công ty TNHH Phong Cách Sống Kim Cương Việt Nam

5. Công ty TNHH Người Lái Xe Mặt Trời Việt Nam

6. Công ty TNHH Best World Việt Nam

7. Công ty TNHH MTV New Image Việt Nam

8. Công ty TNHH MTV Thương Mại Dịch Vụ Hoằng Đạt

9. Công ty TNHH Siberian Health Quốc Tế

10. Công ty TNHH Total Swiss Việt Nam

11. Công ty TNHH Perfect Global (Việt Nam)

12. Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam

13. Công ty TNHH Elken International Việt Nam

14. Công ty TNHH Nu Skin Enterprises Việt Nam

15. Công ty TNHH Thương Mại Lô Hội

16. Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Liên Kết Việt Nam

17. Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam

18. Công ty TNHH Unicity Marketing Việt Nam

19. Công ty TNHH Gcoop Việt Nam

20. Công ty TNHH Amway Việt Nam

22. Công ty TNHH Oriflame Việt Nam.

Các tổ chức hay doanh nghiệp khác (không có tên trong 22 doanh nghiệp nêu trên) có dấu hiệu hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Cục CT&BVNTD khuyến cáo người dân KHÔNG tham gia các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép để hạn chế tối đa các rủi ro, thiệt hại về vật chất và pháp lý.

Một số dự án của Công ty Vietland

Hiện tại công ty Vietland đã nắm trong tay nhiều dự án bạc tỷ, để kinh doanh và mua bán. Những dự án chính mà công ty đang trong quá trình thực hiện là:

Những chiêu trò của công ty du học lừa đảo

Các công ty du học lừa đảo thường sẽ “giăng bẫy” các gia đình mà những quảng cáo hoa mỹ, với các cam kết không tưởng như cam kết đậu visa (thị thực) 100%, hồ sơ bao đậu, chắc chắn nhận học bổng hỗ trợ của trường, cơ hội việc làm thêm lương cao không giới hạn, không cần chứng minh tài chính, được ở lại định cư… Đồng thời liên tục hối thúc gia đình nộp khoản tiền đến hàng trăm triệu đồng để giữ chỗ.

Sau khi nộp tiền, nếu gia đình kiểm tra thông tin thấy không đúng cũng sẽ không thể rút tiền về mà chỉ có thể chuyển sang chương trình khác. Thậm chí đến thời hạn nhận lại hồ sơ để đi du học thì bị hứa hẹn nhiều lần hoặc đòi thêm tiền mới xong thủ tục. Hoặc tệ hơn, khi qua học, học sinh sẽ phát hiện ra trường chỉ ở tốp cuối, không tên tuổi, cơ sở vật chất kém, không được học bổng cùng những quy định khắt khe của nước sở tại dành cho sinh viên quốc tế.

Cách nhận biết công ty đa cấp không đáng tin cậy

- Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền: Khi được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, lưu ý nếu phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì cần phải cẩn trọng.

Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân người tham gia, công ty không được yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại.

- Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống: Công ty cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận “hoa hồng” từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.

Một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.

- Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận.

Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa.

- Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng.

- Không có giấy phép bán hàng đa cấp

(ảnh: naict.tttt.nghean.gov.vn)

Kịch bản chung của các đối tượng thường là giả mạo danh tính hoặc sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo để liên hệ với nạn nhân, dẫn dụ khai báo thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc nhấp vào đường liên kết, tải về ứng dụng độc hại nhằm chiếm đoạt tài chính của nạn nhân.

Các đối tượng lừa đảo thường áp dụng các thủ đoạn tác động tâm lý để tiếp cận nạn nhân như: tự nhận/giả mạo là cơ quan công quyền (công an, viện kiểm sát, cán bộ đang làm việc tại các bộ/ngành...), đơn vị cung cấp dịch vụ, các tổ chức tài chính ngân hàng, gia đình bạn bè... để đánh vào nỗi sợ hãi, lòng tham, tình cảm, chủ quan...

Các kênh thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tiếp cận gồm: cuộc gọi qua SIM; tin nhắn (SMS)/thư điện tử (Email); mạng xã hội; nền tảng chat OTT (Ví dụ: Zalo, WhatsApp, Viber, Telegram...). Đôi khi các đối tượng còn sử dụng trực tiếp các kênh OTT này để tiếp cận nạn nhân; Website giả mạo; các ứng dụng giả mạo.

Các phương thức chính được các đối tượng lừa đảo trực tuyến sử dụng bao gồm:

- Dẫn dụ quét mã QR hoặc vào các website lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân (để hack vào các loại tài khoản) từ đây tiếp tục lừa đảo để lấy các mã OTP, mã xác thực... hoặc hack vào các tài khoản mạng xã hội để làm bàn đạp tiếp tục lừa đảo bạn bè, người thân.

- Hướng kết nối vào các ứng dụng chat OTT để thao túng tâm lý (thường như Zalo sau đó dẫn dụ vào các OTT không được kiểm soát khác như Telegram, Viber, WhatsApp… để từ đây áp dụng các kịch bản lừa đảo khác nhau...).

- Lừa nạn nhân cài các ứng dụng giả mạo hoặc kích hoạt tệp tin có chèn mã độc hại (có đuôi như .pdf, .doc, .xlsx, .bat, .zip, .rar, .html...) để chiếm quyền thiết bị từ đó đánh cắp thông tin cá nhân, lấy tiền trong tài khoản, bôi nhọ danh dự hoặc tống tiền…

- Tác động tâm lý trực tiếp (qua điện thoại) để chiếm đoạt tiền trực tiếp (qua chuyển khoản hoặc ra ngân hàng gửi tiền cho đối tượng lừa đảo) hoặc dẫn dụ nạn nhân nhập cú pháp chuyển sang eSIM để chiếm đoạt số điện thoại của nạn nhân.

Đối tượng lừa đảo thường dẫn dụ nạn nhân bằng những cách sau đây:

- Tạo dựng lòng tin: Giả danh tổ chức uy tín như ngân hàng, cơ quan chính phủ, hoặc công ty nổi tiếng. Đối tượng sử dụng Email, tin nhắn, hoặc cuộc gọi để tạo dựng lòng tin và yêu cầu thông tin nhạy cảm từ nạn nhân.

- Kịch bản lừa đảo: Được biên soạn sẵn một cách chi tiết, và khéo léo để thao túng tâm lý nhằm mục đích dẫn dụ tạo niềm tin và sự đồng cảm từ nạn nhân. Đóng nhiều vai nhân vật khác nhau để tạo ra một câu chuyện hoàn hảo đánh động vào tâm lý của nạn nhân một cách sâu sắc.

Sử dụng biểu mẫu và giao diện giả mạo: Các trang web lừa đảo thường sao chép giao diện của các trang web chính thức, sử dụng biểu mẫu đăng nhập hoặc thanh toán giống như thật để đánh lừa người dùng.

Kích thích tâm lý: Các đối tượng lừa đảo đa phần đánh vào tâm lý: lòng tham, sự sợ hãi, tính hiếu kỳ, tính tò mò và đặc biệt là tình thương, sự thương hại của con người. Đối tượng thường tạo ra cảm giác khẩn cấp để thúc đẩy nạn nhân hành động ngay lập tức mà không suy nghĩ kỹ lưỡng. Ví dụ, họ có thể thông báo rằng tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu không xác nhận thông tin ngay lập tức.

- Đưa ra phần thưởng hoặc cơ hội hiếm có: Hứa hẹn giải thưởng lớn, cơ hội đầu tư sinh lời cao, hoặc cơ hội việc làm hấp dẫn để thu hút sự chú ý của nạn nhân.

- Yêu cầu hành động gấp: Đối tượng lừa đảo gửi liên kết đến các trang web giả mạo hoặc mã QR, nơi nạn nhân được yêu cầu nhập thông tin cá nhân hoặc tài khoản. Các liên kết này thường được ngụy trang dưới dạng liên kết hợp pháp hoặc phần thưởng.

- Làm giả thông báo khẩn cấp: Sử dụng thông báo giả mạo về sự cố bảo mật, viện cớ lý do nguồn tiền đang bị treo vì phải đóng thuế, cơ quan công an điều tra, lỗi tài khoản, hoặc sự kiện khẩn cấp để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin ngay lập tức.

- Kích thích sự tò mò: Gửi Email hoặc tin nhắn về sự kiện, báo cáo, hoặc tài liệu: Đối tượng lừa đảo gửi thông tin về sự kiện nóng hổi, báo cáo quan trọng, hoặc tài liệu hấp dẫn, yêu cầu nạn nhân tải xuống hoặc mở file đính kèm chứa mã độc.

Tại Việt Nam, các đối tượng lừa đảo trực tuyến có 2 mục tiêu chính là lừa đảo tài chính và lừa đảo trực tuyến khác. Trong đó 72,6% là lừa đảo trực tiếp vào tài chính, còn 27,4% là các dạng lừa đảo trực tuyến khác nhau. Tuy nhiên, các hình thức lừa đảo khác đó cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Mục tiêu cuối cùng của đối tượng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo có thể tìm cách đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử, hoặc thẻ tín dụng của nạn nhân thông qua các kỹ thuật như phishing (lừa đảo qua Email và tin nhắn), smishing (lừa đảo qua tin nhắn SMS), hoặc vishing (lừa đảo qua điện thoại).

Các yếu tố mà đối tượng tập trung hướng đến để lợi dụng thực hiện các hành vi lừa đảo là tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Cách thức các đối tượng lừa đảo trực tuyến nhận tiền lừa đảo từ nạn nhân bao gồm: chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng rác, các tài khoản không chính chủ được mua lại từ các đối tượng như sinh viên, hoặc các số tài khoản ngân hàng ảo; chuyển tiền qua các cổng thanh toán trực tuyến (ví dụ như thanh toán mua thẻ điện thoại: cổng Ngân lượng, Bảo kim…); chuyển tiền qua các ví điện tử như Momo, ViettelPay, VNPay…; chuyển tiền thông qua tiền ảo trên các sàn giao dịch.

Những năm gần đây, thị trường du học “bùng nổ” dẫn đến sự ra đời của hàng trăm đơn vị tư vấn du học. Không ít phụ huynh và học sinh đã sập bẫy các công ty du học lừa đảo dẫn đến “tiền mất tật mang”.

Cẩn trọng để lựa chọn các công ty tư vấn du học uy tín

Theo thống kê, hiện Việt Nam đang có khoảng 190.000 du học sinh đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Trong số đó, Châu Âu có 40.000 du học sinh, Châu Mỹ (đa phần là Bắc Mỹ) có khoảng 50.000 du học sinh, Châu Á có 70.000 du học sinh, Châu Đại Dương (đa phần là Úc) có khoảng 32.000 du học sinh.

Có hai hình thức du học phổ biến với các học sinh Việt Nam là được cấp học bổng và tự túc. Trong đó, diện tự túc dành cho các gia đình có khả năng tài chính và cũng là “khách hàng tiềm năng” của những công ty du học lừa đảo lợi dụng sự thiếu hiểu biết của học sinh và để lấy giá dịch vụ cao, hoặc bán lại hồ sơ cho công ty khác dẫn đến người học phải đóng tiền hai lần…