Chính Sách Thuế Của Việt Nam Hiện Nay Là Gì

Chính Sách Thuế Của Việt Nam Hiện Nay Là Gì

Sau khi hiểu rõ chính sách là gì, 03 khái niệm sau liên quan đến chính sách mà chúng ta cần phải chú ý, cụ thể:

Nội dung chủ yếu của chính sách thuế

Chính sách thuế là một bộ phận quan trọng của chính sách tài khóa, chịu sự chi phối bởi chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước và tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Trong các thời kỳ khác nhau, chính sách thuế có các biểu hiện cụ thể khác nhau, nhưng thông thường phản ánh nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, mục tiêu của chính sách thuế: xác định mức độ điều tiết qua thuế, những tác động kinh tế – xã hội của thuế như thế nào và tại sao lại điều tiết ở mức độ đó cũng như có tác động kinh tế – xã hội đó.

Hai là, phạm vi tác động của chính sách thuế: chính sách thuế sẽ tác động đến những tổ chức, cá nhân nào trong xã hội. Việc xác định rõ phạm vi tác động của chính sách thuế cho phép tập trung vào những mục tiêu quan trọng của chính sách, đồng thời, tránh được những hậu quả không mong muốn của chính sách.

Ba là, thời gian hiệu lực của chính sách: xác định rõ chính sách thuế được áp dụng trong thời kỳ nào, thời điểm bắt đầu và kết thúc của chính sách.

Bốn là, trách nhiệm thực hiện chính sách thuế: chỉ rõ tổ chức, cá nhân nào phải có trách nhiệm trong thực hiện chính sách, như: cụ thể hóa chính sách thuế thành pháp luật thuế, tổ chức thực hiện pháp luật thuế, chấp hành pháp luật thuế…

Năm là, cách thức động viên nguồn thu cho ngân sách Nhà nước qua thuế của từng thời kỳ (động viên qua thuế trực thu hoặc thuế gián thu; động viên từ các khu vực kinh tế khác nhau; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu… thể hiện cụ thể mục tiêu, quan điểm, đường lối về thuế của Nhà nước).

Sáu là, các định hướng phát triển hệ thống thuế: trong các thời kỳ khác nhau thì định hướng phát triển hệ thống thuế cũng khác nhau, điều này có chi phối đến việc hoạch định các chính sách thuế cụ thể.

Ngoài ra, chính sách thuế có thể bao gồm các nội dung khác như: phương châm thực hiện chính sách, bối cảnh kinh tế – xã hội ra đời chính sách với các yếu tố ảnh hưởng cụ thể và các định nghĩa về các thuật ngữ sử dụng trong chính sách thuế.

Có các loại chính sách cơ bản nào?

Về cơ bản, có 04 loại chính sách như sau:

Một kế hoạch hoặc hành động của chính phủ hoặc các cơ quan thể chế với mục đích cải thiện hoặc cải cách xã hội được gọi chung là chính sách xã hội.

4 đặc điểm cơ bản của chính sách xã hội:

Một số vai trò của chính sách xã hội:

- Chính sách xã hội tập trung vào con người với mục đích khai thác tiềm năng và nguồn lực để đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội. Sự ảnh hưởng của chính sách xã hội đến sự phát triển của xã hội là rất lớn.

- Chính sách xã hội đóng vai trò phân tích các nhiệm vụ của chính phủ quốc gia, gia đình, xã hội, thị trường và các tổ chức quốc tế thông qua việc cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ trong suốt cuộc đời con người.

Một số các dịch vụ như: Hỗ trợ trẻ em và gia đình, đi học và giáo dục, cải tạo nhà ở và các khu vực lân cận, giảm nghèo, hỗ trợ thất nghiệp, chăm sóc sức khỏe….

Mục đích của chính sách xã hội là để xác định và giảm thiểu bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ giữa các nhóm xã hội được xác định theo tình trạng kinh tế - xã hội, chủng tộc, dân tộc,....

- Chính sách xã hội góp phần đẩy lùi những phân hóa, mâu thuẫn, khác biệt xã hội. Đồng thời, phát huy khả năng của toàn xã hội vào những mục tiêu chung thông qua việc điều tiết các mối quan hệ xã hội trên mọi khía cạnh và lĩnh vực khác nhau.

- Thể hiện sự công bằng xã hội, đây là vai trò trọng yếu của chính sách này. Điều đó tạo nên một làn sóng tích cực, đẩy mạnh quá trình phát triển bền vững của xã hội.

Chính sách pháp luật là loại chính sách có vai trò hỗ trợ trong việc triển khai các chính sách khác được đưa vào đời sống thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các phương tiện pháp lý khác. Tuy nhiên, tính độc lập được thể hiện rất rõ trong chính sách pháp luật.

Vai trò của chính sách pháp luật:

Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết quốc gia trên thế giới, chính sách pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng và được xem là một trong những định hướng nghiên cứu của khoa học pháp lý và khoa học chính sách công của thế kỷ XXI.

Thực tế đã cho thấy, chính sách pháp luật là nền tảng và công cụ quan trọng để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của đời sống xã hội. Đồng thời, chính sách pháp luật còn xuyên suốt, là nền tảng vững chắc cho các loại chính sách khác.

Chính sách kinh tế là tập hợp các biện pháp và hành động do Chính phủ thực hiện để tác động đến hoạt động kinh tế của quốc gia, theo một kế hoạch và thời gian nhất định được xây dựng cụ thể.

Để đạt được các mục tiêu về kinh tế của quốc gia là mục đích chính mà chính sách kinh tế hướng đến.

Theo khoản 1 Điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định:

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Chính sách kinh tế là một trong những chính sách cốt lõi, nền tảng được Nhà nước ta định hướng và xây dựng cho toàn bộ các chính sách của các lĩnh vực thuộc nền kinh tế khác.

- Chính sách kinh tế nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

- Chính sách kinh tế thương mại.

- Chính sách kinh tế đẩy mạnh quá trình tăng trưởng của nền kinh tế.

- Chính sách liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế.

- Chính sách pháp lý với mục đích thiết lập hệ thống pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh doanh, sản xuất và các hoạt động khác trong nền kinh tế.

Một số chức năng cơ bản của chính sách kinh tế:

- Chức năng phân bổ: Giải quyết các vấn đề về phân bổ ngân sách.

- Chức năng ổn định: Kiểm soát lãi suất và lạm phát.

- Chức năng phân phối: Xây dựng chính sách thuế đáp ứng các tầng lớp và lĩnh vực khác nhau.

Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ tín dụng và hối đoái để điều tiết việc cung ứng tiền cho nền kinh tế, với mục tiêu là ổn định tiền tệ, giảm lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế….

- Chính sách tiền tệ mở rộng (tiền tệ nới lỏng): Mức cung tiền tăng nhiều hơn so với bình thường thông qua ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp, nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chính sách tiền tệ thường được sử dụng.

- Chính sách tiền tệ thu hẹp (tiền tệ thắt chặt): Là việc giảm mức cung tiền của ngân hàng nhà nước. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, lạm phát tăng cao thường áp dụng chính sách này.

Các yếu tố chi phối tới chính sách thuế

Chính sách thuế là một trong hệ thống chính sách của Nhà nước nói chung, do đó nó chịu sự chi phối của các chính sách chung nhất, các chính sách có liên quan cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống, phong tục tập quán của nhân dân… Cụ thể, các yếu tố chủ yếu chi phối tới chính sách thuế trong một thời kỳ nhất định bao gồm:

Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước

Chính sách phát triển kinh tế xã hội là đối tượng phục vụ và điều chỉnh của chính sách thuế. Các mục tiêu, yêu cầu, phương hướng phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ là cơ sở cho việc định ra các chủ trương, giải pháp về thuế nhằm thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, phương hướng đã được xác định của chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Do đó, việc hoạch định chính sách thuế phải dựa trên cơ sở chính sách phát triển kinh tế – xã hội mới đảm bảo cho chính sách thuế đúng hướng và phục vụ có kết quả cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

Nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nhu cầu về tài chính của Nhà nước càng lớn thì áp lực tăng thuế càng cao. Khi đó, chính sách thuế phải được xây dựng và ban hành chú trọng nhiều hơn đến việc quản lý, bao quát và khai thác được các nguồn thu trong nền kinh tế – xã hội, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Xu hướng phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế chính là một bộ phận thu nhập mà các chủ thể bắt buộc chuyển giao cho Nhà nước, cho nên xu hướng phát triển kinh tế trong nước diễn ra thuận lợi sẽ có tác động tích cực đến thuế và ngược lại. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì đòi hỏi các nước phải điều chỉnh chính sách thuế cho phù hợp với các nguyên tắc của hội nhập. Do vậy, khi hoạch định chính sách thuế cần tính đến các nhân tố này, điều đó giúp cho chính sách thuế tăng thêm sức sống và hiệu quả.

Sự hoàn thiện hoặc khiếm khuyết của hệ thống chính sách thuế hiện hành. Việc xây dựng, ban hành một chính sách thuế mới bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng sẵn có của chính sách thuế hiện tại. Chính sự hoàn thiện hay còn khiếm khuyết của chính sách thuế hiện tại cùng với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và quan điểm điều tiết thông qua thuế của Nhà nước quyết định đến những nội dung cơ bản của chính sách thuế cần được ban hành. Do đó, khi xây dựng, ban hành một chính sách thuế mới, việc không thể bỏ qua mà phải thực hiện tổng kết, đánh giá về chính sách thuế thời kỳ trước cho nhận xét về những mặt hợp lý và chưa hợp lý của chính sách thuế, những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được so với mục tiêu, yêu cầu đã đặt ra. Dựa trên cơ sở đó có thể vạch ra những biện pháp để hoàn thiện chính sách thuế đúng hướng hơn, đạt kết quả cao hơn. Do đó, để có được chính sách thuế phù hợp và phát huy được tác dụng tích cực đòi hỏi việc hoạch định chính sách thuế phải dựa trên cơ sở đánh giá đúng đắn thực trạng chính sách thuế trong thời kỳ trước.

Trên đây là toàn bộ thông tin của công ty Luật Hùng Sơn về “Chính sách thuế là gì? Nội dung chủ yếu của chính sách thuế” Nếu quý khách hàng còn bất kỳ thắc mắc gì cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua Hotline 0964 509 555 hoặc đặt lịch ở văn phòng để được các chuyên viên tư vấn trả lời một cách nhanh gọn và chính xác nhất. Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết. Trân trọng!