Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Văn Lộc - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Những lưu ý trong giai đoạn thoát mê
Ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình gây mê đều có thể xảy ra những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, kể cả ở giai đoạn thoát mê sau khi bệnh nhân đã tỉnh lại vẫn có nguy cơ xảy ra một số biết chứng nên cần theo dõi kỹ những dấu hiệu bất thường trong giai đoạn này.
Sau khi thoát mê người bệnh có thể xuất hiện một số các biến chứng như:
Xẹp phổi khi thoát mê thường xảy ra ở người già
Những chú ý khi theo dõi người bệnh trong giai đoạn thoát mê:
Bệnh nhân cần được theo dõi vài giờ sau khi thoát mê
Khi bệnh nhân thấy hoàn toàn tỉnh táo như thường thì sự phán đoán và những phản xạ vẫn có thể bị ảnh hưởng khoảng một thời gian sau phẫu thuật, đặc biệt nếu có dùng thuốc chống đau hay chống nôn. Tuy nhiên nếu cảm thấy tê hay giảm cảm giác kéo dài quá lâu thì nên báo cho bác sĩ biết để khắc phục.
Giai đoạn thoát mê là giai đoạn người bệnh phải chịu tác động sau một cuộc phẫu thuật và những tác dụng của thuốc gây mê gây ra. Theo dõi sát bệnh nhân khi người bệnh chưa tỉnh táo là cách tốt nhất để phòng và xử lý kịp thời những biến chứng xảy.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Bác sĩ Đinh Văn Lộc tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa tại Huế năm 1990, tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa I năm 2003 và bác sĩ chuyên khoa II Gây mê hồi sức năm 2017. Bác sĩ Lộc được đào tạo chuyên sâu nâng cao Gây mê hồi sức và có hơn 23 năm kinh nghiệm công tác gây mê hồi sức chuyên sâu về Nhi khoa, gây mê thần kinh sọ não, gây mê hồi sức cho phẫu thuật cắt gan, cắt thực quản tại Bệnh viện.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Gây mê hồi sức trong lĩnh vực Sản khoa là một vấn đề đang được các Nhà Gây mê Hồi sức cũng như các Nhà Sản khoa quan tâm. Đây là một lĩnh vực chuyên môn có tính chất đặc thù, đòi hỏi người làm công tác Gây mê Hồi sức ngoài những kiến thức gây mê hồi sức cơ bản cần phải có kiến thức liên quan đến Sản khoa như: Những thay đổi sinh lý trong quá trình thai nghén, tương tác thuốc trong quá trình mang thai, ảnh hưởng của thuốc mê, giảm đau lên người mẹ và thai nhi, tác dụng của thuốc trong thời kỳ chu sinh, sinh lý về chuyển dạ và sổ thai, hồi sức trẻ mới sinh bằng phẫu thuật… Ngoài ra còn một số bệnh lý sản khoa mà người gây mê hồi sức thường xuyên tiếp cận như tiền sản giật, sản giật, hội chứng HELLP, Tim – sản… TS. Hồ Khả Cảnh là Giảng viên chính, Trưởng Bộ môn Gây mê Hồi sức, Trưởng Khoa Gây mê Hồi sức-Cấp cứu Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế, người có thâm niên công tác lâu năm trong lĩnh vực Gây mê hồi sức, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực gây mê Sản khoa và đã trực tiếp tham gia điều trị, gây mê hồi sức cho hàng trăm trường hợp phẫu thuật có bệnh lý Sản khoa hoặc phẫu thuật ở các Sản phụ có bệnh lý kèm theo. Với mục đích đóng góp phần nhỏ bé của mình trong lĩnh vực gây mê hồi sức Sản khoa, Tiến sĩ Hồ Khả Cảnh đã biên soạn cuốn sách “GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG SẢN KHOA” nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản và cập nhật cho học viên Sau đại học và các bác sĩ chuyên ngành. Đây là một tài liệu chuyên khảo quí, phục vụ cho công tác đào tạo và điều trị bệnh nhân. Hy vọng tài liệu này đem lại nhiều hữu ích cho đồng nghiệp, đặc biệt với những người đang làm công tác Gây mê Hồi sức về Sản Khoa. Tuy nhiên do lần đầu xuất bản, sách không thể tránh được các thiếu sót. Mong độc giả chân tình đóng góp cho tác giả.