Christian Johann Heinrich Heine (13/12/1797 – 17/2/1856) – nhà thơ, nhà văn Đức, là một trong những nhà thơ lớn nhất của thế kỷ XIX. Tên tuổi của Heine đặt ngang hàng với Goethe, Schiller…
Những Chuyện Tình Và Người Yêu Của Hàn Mặc Tử
Nhắc đến Hàn Mặc Tử, người ta hay nghĩ đến chàng thi sĩ đa tài nhưng bạc mệnh. Ngoài ra những thông tin xung quanh chuyện tình nhà thơ Hàn Mặc Tử và tâm hồn lãng mạn, đa tình – cội nguồn cảm hứng thơ ca của ông cũng được nhiều người quan tâm.
Trong tình yêu lứa đôi, Hàn Mặc Tử chỉ biết yêu người, chứ chẳng hề đòi hỏi người ta có yêu mình không. Thậm chí nhiều mối tình chỉ đem lại sự cô đơn, nhưng thi sĩ vẫn yêu và vẫn viết những vần thơ cháy bỏng về tình yêu.
👉Mối tình đầu: Về mối tình đầu ít ai biết của Hàn Mặc Tử gắn liền với một cô gái Huế có cái tên rất mộc mạc: Trà. Cô là con gái út người cậu họ của Hàn Mặc Tử. Lần đầu gặp Trà, Hàn Mặc Tử ấp a ấp úng không biết xưng là gì vì Trà hơn tuổi. Họ xích lại gần nhau hơn nhờ nàng dịu dàng, tự nhiên bắt chuyện và hai người có cùng sở thích thơ văn, viết báo.
Mối tình với người đẹp tên Trà là mối tình yên lặng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của chàng thi sĩ này. Nếu như những mối tình sau này đều được “giải tỏa” bằng thơ thì với nàng Trà, Hàn Mặc Tử không làm nổi một câu thơ để tỏ tình, thành ra tình yêu của chàng thi sĩ đa tình càng thổn thức.
Cho đến một ngày, một người chị họ đột ngột vào thăm nhà chàng, kể lể về đám cưới của Trà và bày tỏ nỗi tiếc nuối vì Trà rất dễ thương, thùy mị và ưng Hàn Mặc Tử nhưng chàng đã không “nói một tiếng”. Vậy là mối tình đầu tan vỡ trong lặng lẽ, để lại những hối hận, tiếc thương.
👉Mối tình thứ hai: Mối tình trong sáng và được nhắc đến nhiều nhất của Hàn Mặc Tử lại là người con gái Huế có cái tên rất đẹp: Hoàng Cúc.
Năm 1933, khi đang làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định, Hàn Mặc Tử đã có dịp quen biết với Hoàng Cúc – một cô gái gốc Huế, qua một người em con chú con bác của nàng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu cô gái có tâm hồn văn chương giống mình. Chàng từng sáng tác bài thơ “Hồn cúc” để bày tỏ tình yêu của mình với nàng.
Tuy nhiên, vốn là một cô gái kín đáo nên bề ngoài, Hoàng Cúc với Hàn Mặc Tử như hai phương trời xa lạ. Tình yêu của chàng trai đa tình cứ thế âm thầm lặng lẽ trôi qua mà không được đáp lại.
Sau nhiều lần vào Sài Gòn rồi trở lại mảnh đất Quy Nhơn, tình yêu ấy không hề phai nhạt mà càng nồng nàn hơn xưa. Chỉ có điều nó là thứ tình yêu đơn phương từ phía Hàn Mặc Tử. Để rồi, khi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ ẩn cư làm tu sĩ, Hàn Mặc Tử đã coi nàng như đã đi lấy chồng và ôm nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu tan vỡ.
Khi biết Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y, Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đó chính là cội nguồn cảm hứng của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nổi tiếng. Mối tình với cô gái Huế đẹp, trong sáng nhưng đượm buồn đã khép lại trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình như thế.
👉Mối tình thứ ba: Mối tình da diết nhất trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình gắn liền với cái tên Mộng Cầm (quê ở Phan Thiết, Bình Thuận). Từ một người hâm mộ tài năng của Hàn Mặc Tử, giữa hai người đã nảy sinh tình cảm qua các bức thư bàn chuyện thơ văn. Khi vào Sài Gòn làm báo, Hàn Mặc Tử cũng nhiều lần bắt xe về Phan Thiết gặp Mộng Cầm.
Nếu các mối tình trước của Hàn Mặc Tử là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì lần này, Mộng Cầm đã chủ động bày tỏ tình cảm và nguyện làm người “nâng khăn sửa túi” cho Hàn Mặc Tử. Hai người đã trải qua những ngày tháng hạnh phúc và tràn đầy hy vọng.
Tuy nhiên chính Mộng Cầm đã gieo rắc vào lòng người thi sĩ này nỗi đau khôn nguôi khi quyết định lấy chồng giữa lúc ông lâm bệnh nặng. Nỗi đau về thể xác lẫn nỗi tuyệt vọng vì bị phụ tình đã khiến Hàn Mặc Tử rơi vào tâm trạng uất hận.
👉Mối tình thứ tư: Chính trong lúc đau đớn, tuyệt vọng nhất, bóng hồng tiếp theo đã bước vào cuộc đời ông, nàng tên Mai Đình, người ta gọi ấy là “tình văn chương”. Hai người quen nhau qua một người bạn văn của Hàn Mặc Tử. Năm 1937, Mai Đình đã chủ động đến Quy Nhơn tìm gặp người trong mộng.
Lúc ấy, Hàn Mặc Tử rất mặc cảm vì đang mang bệnh nặng nên không chịu gặp mặt. Nhưng càng như thế, Mai Đình càng thương xót hơn, nàng nói muốn chia sẻ bớt nỗi đau khổ của thi sĩ đa tình. Cảm kích trước tấm chân tình của người con gái này, song Hàn Mặc Tử vẫn cho rằng chuyện tình của họ sẽ chẳng có kết quả gì. Về sau, chứng kiến sự hy sinh và tình yêu lớn lao của Mai Tình, Hàn Mặc Tử mới đáp lại tình cảm của nàng.
Mai Đình đã ở bên Hàn Mặc Tử ngay cả lúc bệnh phong đã tàn tạ cả thể xác và tinh thần của chàng. Mai Đình luôn là người an ủi, động viên chàng thi sĩ khi anh bị xa lánh, hắt hủi. Tuy nhiên, tình yêu ấy cuối cùng vẫn không chiến thắng nổi một “thế lực” thứ 3 – ấy là sự cưỡng ép của bố mẹ Mai Đình, ép nàng đi lấy chồng.
👉Mối tình thứ năm: Mối tình thoáng qua khác trong cuộc đời Hàn Mặc Tử là Ngọc Sương. Ngọc Sương là chị ruột của Bích Khê – một người bạn văn của thi sĩ. Trong những ngày tháng đau đớn vì bệnh tật và tuyệt vọng vì tình yêu dang dở, sự xuất hiện của Ngọc Sương như một niềm an ủi lớn đối với Hàn Mặc Tử, nhưng tình yêu này chỉ như “gió thoảng mây bay”.
Ngoài ra Hàn Mặc Tử còn có một mối tình trong mộng với giai nhân có cái tên đẹp và ấn tượng Thương Thương cũng là một mối tình khác trong cuộc đời Hàn Mặc Tử. Người ta kể rằng, trong những ngày nằm trong túp lều bên bờ biển, Hàn Mặc Tử đã nhận được một bức thư đề tên người gửi là Thương Thương.
Bức thư bày tỏ tấm lòng của một nữ sinh xứ Huế với hồn thơ và cuộc đời bất hạnh của ông. Chàng đã đem lòng say đắm người trong mộng, đặt cho nàng biệt danh Người lụa bến Sông Hương. Tuy hai người không gặp mặt nhưng tình yêu đó đã chắp cánh cho những vở kịch thơ ngọt ngào như Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội…
Cập nhật thông tin về🌿Thơ Hàn Mặc Tử 🌿 Tiểu Sử Tác Giả, Tác Phẩm
Thơ Hàn Mặc Tử Về Tình Yêu Hay Nhất
Sưu tầm những bài thơ Hàn Mặc Tử về tình yêu hay nhất gửi đến bạn đọc.
Trăng nằm sóng soải trên cành liễuĐợi gió đông về để lả lơi…Hoa lá ngây tình không muốn độngLòng em hồi hộp, chị Hằng ơi!
Trong khóm vi lau rào rạt mãi:Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?…Ô kìa! bóng nguyệt trần truồng tắmLộ cái khuôn vàng dưới đáy khe…
Vô tình để gió hôn lên máBẽn lẽn làm sao, lúc nửa đêm!…Em sợ lang quân em biết đượcNghi ngờ tới cái tiết trinh em…
Trước sân anh thơ thẩn.Đăm đăm trông nhạn về;Mây chiều còn phiêu bạtLang thang trên đồi quê;Gió chiều quên ngừng lại;Giòng nước luôn trôi đi…Ngàn lau không tiếng nói;Lòng anh dường đê mê.Cách nhau ngàn vạn dặmNhớ chi đến trăng thề;Dầu ai không mong đợi.Dầu ai không lắng ngheTiếng buồn trong sương đục.Tiếng hờn trong luỹ tre.Dưới trời thu man mác.Bàng bạc khắp sơn khê.Dầu ai trên bờ liễu.Dầu ai dưới cành lê…Với ngày xanh hờ hững,Cố quên tình phu thê,Trong khi nhìn mây nước,Lòng xuân cũng não nề…
Thơ chưa ra khỏi bútGiọt mực đã rụng rồi…Lòng tôi chưa kịp nói,Giấy đã toát mồ hôi…
Thương là thương da diết,Tôi hiểu nghĩa buồn chưa?Trăng. Trăng là ánh sángTương tư đã bốn mùa…
Cách xa không vói được,Cắn áo để tức mình,Khóc cho trào máu mắtRồi ôm mộng làm thinh…
Xuân trẻ, xuân non, xuân lịch sựTôi đều nhận thấy trên môi emLàn môi mong mỏng tươi như máuĐã khiến môi tôi mấp máy thèm
Từ lúc tóc em bỏ trái đàoTới chừng cặp má đỏ au auTôi đều nhận thấy trong con mắtMột vẻ ngây thơ và ước ao
Lớn lên em đã biết làm duyênMỗi lúc gặp tôi che nón nghiêngNghe nói ba em chưa chịu nhậnCau trầu của khách láng giềng bên
Trong làn nắng ửng khói mơ tan,Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý – Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trờiBao cô thôn nữ hát trên đồi;– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,Nghe ra ý vị và thơ ngây.
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,Cảnh trí bâng khuâng sực nhớ làng:– “Chị ấy, năm nay còn gánh thócDọc bờ sông trắng nắng chang chang?”
Đừng nhắc nhở tên anh ngoài lỗ miệng,Vì gió hương nghe được rỉ thầm hoa.
Lộ mất rồi tâm sự của đôi taChưa hề nói cho một ai nghe biết,Chưa hề dặn ngày mai rồi tiễn biệt,Chưa khi nào đọc đến chữ chia ly.
Bỗng đêm nay, trước cửa bóng trăng quỳ,Sấp mặt xuống cúi mình theo dáng liễu.Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu,Não nề lòng viễn khách giữa lúc mơ.Trời từ bi cảm động ứa sương mờ,Sai gió lại lay hồn trong kẽ láTrăng choáng váng với hoa tàn cùng ngảAnh đoán chừng cơn ấy em ngất đi.
Khổ lòng chưa, em hỡi! Mộng tình siCuồng dại quá, khiến nước mây sường sượng.Nhưng qua rồi những phút giây tơ tưởng,Anh nhìn trăng lõn lẽn đậu ngành cao.Phải giờ nầy đang lúc em chiêm bao,Vì chính giờ nầy anh đang yêu thiệt,Em, hãy nhập hồn em trong bóng nguyệt.
Mê trăng là đam mê trinh tiếtMê nắng vàng như phối hiệp tình duyên.Phơi lòng chi, cho áo gió ngả nghiêngĐem trong chữ muôn câu thêm sáng nghĩaXuân trên má, ý thơ lan thấm thíaHây hây mơ, chín gấc giữa mùa hương.Cô đương đi, – tôi đương thả dây thươngSẽ cuống quýt trên đôi môi luôn chớp,Nắng sẽ dai và trí cô sẽ ngớp,Ý ưng đi, -nhưng chân vướng tơ yêu…Môi bối rối, không lẽ nói cho nhiềuBị mắc cỡ với muôn chim đường bộCô say nắng, hay nắng say tiếng thơt.A ha ha! Trong một phút thôi miên!Nín hơi thơm bằng sức điện tình truyềnTôi gò được một mùa xuân phẩm tiết.Mùa xuân ấy là lòng tôi tha thiết.Mê cuống cuồng say điêu đứng vì thươngÔi chao ôi! Trong nắng rực mùi hương…
Đọc hiểu bài thơ 🌿Mùa Xuân Chín [Hàn Mặc Tử] 🌿 Nội Dung, Nghệ Thuật, Phân Tích