Logo Tuyên Truyền Pháp Luật

Logo Tuyên Truyền Pháp Luật

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.

Bài tuyên truyền ngày pháp luật việt nam ( ngày 9/ 11)

TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Kế hoạch số 143/KH -UBND ngày 13/10/2021 của UBND huyện về hưởng ứng “ Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam" trên địa bàn huyện Hoằng Hóa năm 2021;

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Ngày Pháp luật theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Nghị định 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ góp phần đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật trở thành công việc tự thân, hằng ngày của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật phục vụ các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, thiết thực chào mừng các sự kiện lớn của tỉnh, của huyện năm 2021. Thông qua triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam để thiết thực thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; qua đó, tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tinh thần yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên cơ sở Kế hoạch số 143/KH -UBND ngày 13/10/2021 của UBND huyện Hoằng Hóa về hưởng ứng “ Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam" trên địa bàn huyện Hoằng Hóa năm 2021. UBND xã Hoằng Tiến xin trân trọng giới thiệu những nội dung cơ bản về nguồn gốc, ý nghĩa Ngày Pháp luật và chủ đề “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2021 như sau:

Với mục tiêu tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho Nhân dân, Quốc hội đã lấy ngày 09/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với dấu mốc là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật, qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn được thực hiện hiệu quả sẽ góp phần đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật, tuân thủ pháp luật trở thành công việc tự thân, thói quen hằng ngày của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn xã Hoằng Tiến, đồng thời tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội về tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, trở thành nhiệm vụ thường xuyên; nâng cao ý thức trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân xã Hoằng Tiến trong chủ động học tập, tìm hiểu, tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

1. Nguồn gốc Ngày Pháp Luật Việt Nam 9/11

Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành, đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam.

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Chính vì vậy, xuất phát từ tư tưởng của Người, 66 năm sau vào tháng 6/2012, Quốc hội đã lựa chọn ngày 9/11 làm “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” gọi tắt là “Ngày Pháp luật”.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp. Ở nước ta, ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta. Hiến pháp 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Theo đó, hàng năng ngày Pháp luật 9/11 đều được tổ chức với các ý nghĩa: Tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đồng thời đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 9/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật để không chỉ là một ngày mà phấn đấu sẽ là ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm, mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021, cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân xã Hoằng Tiến tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc xây dựng lối sống, làm việc theo pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trong xã hội.

3. Chủ đề: Hưởng ứng Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2021; các ngành, cán bộ, công chức chuyên môn nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020 – 2025 triển khai toàn diện các lĩnh vực công tác, bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, đổi mới, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, tăng cường các biện pháp hiệu quả đẩy lùi đại dịch Covid - 19, thúc đẩy kinh tế kinh tế - xã hội phát triển.

4. Khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2021, cụ thể như sau:

- “Tăng cường truyền thông chính sách pháp luật để tạo sự đồng thuận trong xã hội và nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng, thực hiện pháp luật của Nhân dân”;

- “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”;

- “Chủ động tìm hiểu, gương mẫu tuân thủ, thực thi pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động”;

- “Tích cực cải cách hành chính, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật, góp phần giải phóng nguồn lực, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp”;

- “Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân, doanh nghiệp”;

- “Nâng cao hiệu quả công tác tư pháp để góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát tốt dịch bệnh Covid -19 và phát triển kinh tế - xã hội”;

- “Hưởng ứng Ngày pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cán bộ, công chức, viên chức tích cực tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật”;

- “Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và hiệu quả”.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TUYÊN TRUYỀN NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM