Wir verwenden Cookies und Daten, um
Tuyển dụng lao động làm nông nghiệp (làm farm) tại Úc 2023
(ceotoancau.vn) Chi phí xuất khẩu lao động Úc từ 180 triệu đến 550 triệu đồng tùy theo dạng visa xuất khẩu lao động Úc mà người lao động muốn sở hữu.
Thành phố Sydney cũng là thủ phủ của bang New South Wales – tiểu bang đông dân nhất Australia.
Nhiều người nhớ đến Sydney đầu tiên khi nhắc đến Úc nhưng lại không biết Sydney ở đâu trên nước Úc? Thành phố Sydney tọa lạc ở bờ biển phía Đông Nam của Úc và là thành phố có vịnh biển tự nhiên lớn nhất thế giới. Đây là thành phố lớn nhất nước Úc với diện tích 12.368 km² và dân số 4.926.000 người (2020). Khí hậu đặc trưng của thành phố này là khí hậu cận nhiệt. Cụ thể, thời tiết Sydney vào mùa hè khá ấm áp với nhiệt độ trung bình khoảng từ 18,6°C đến 25,8°C. Mùa đông ở thành phố Sydney không quá lạnh so với các thành phố khác. Nhiệt độ trung bình ban ngày ít khi xuống dưới 7°C.
Chế độ phúc lợi xã hội ở Úc rất tốt, với nhiều loại trợ cấp như tìm việc làm, chi phí đi lại, nuôi con… cùng với những hỗ trợ trong khám chữa bệnh, giáo dục, cho sinh viên vay tiền học đại học… Dù vậy, để có được cuộc sống đầy đủ tại Úc thì chi phí cũng không nhẹ gánh chút nào. Đơn cử, 1 kg cá basa giá 8 AUD (gần 130.000 đồng), 1 kg thịt heo khoảng 10 AUD (gần 160.000 đồng)… Tính chung tiền ăn uống khoảng 120 AUD/tháng (khoảng 1,9 triệu đồng) cho một người, với điều kiện đó chỉ là thực đơn tiết kiệm, không cầu kỳ. Bên cạnh đó, chi phí đi tàu điện, xe buýt, tiền bảo hiểm, tiền sinh hoạt chung, thuốc men mỗi khi thời tiết thay đổi… Vị chi tất cả vào khoảng 1.500 AUD/tháng/người (hơn 23,5 triệu đồng).
Sydney là nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất tại Úc.
Có thể nói rằng, hiện thời trên toàn nước Úc, bất cứ loại cây trái hay loại rau nào có ở Việt Nam thì cũng có ở xứ kangaroo này, từ rau răm, rau quế, ngò gai, cho đến những loại cây trái nhiệt đới như măng cụt, vú sữa. Người Việt xa xứ vẫn có thể tìm được những hương vị ẩm thực quê nhà, một phần lớn công nhờ vào những người làm farm.
Một chủ trang trại đã từng có thời gian đi làm ở nông trại và hiện tại chị đang giúp đỡ nhiều phụ nữ người Việt tìm việc làm ở các nông trại cũng như giúp họ hiểu về luật lao động. Chị chia sẻ: “Các chủ nông trại người Việt có thể xây dựng một nông trại mới hoàn toàn, nhưng đa số chọn cách mua lại hoặc thuê lại một farm có sẵn, đã được xây dựng hệ thống trồng trọt cùng mạng lưới tiêu thụ. Công việc làm nông trại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đa số các loại rau quả có vụ thu hoạch vào mùa hè. Thời gian này chủ farm sẽ cần rất nhiều nhân công, nên cũng là cơ hội cho những người lao động cần việc. Nhưng điều đó không có nghĩa là đến mùa đông thì không có việc mà mùa đông là lúc người nông dân tập trung làm đất, nhổ cỏ, cải tạo lại đất, chuẩn bị cho một vụ mùa mới vào mùa xuân. Công việc tại nông trại bắt đầu từ sáng sớm và thường kéo dài từ 8 – 10 tiếng. Nhiều người chọn cách ở lại ngay tại nông trại để đỡ phải đi lại thì phải thức dậy lúc 5 giờ sáng. Đối với dâu tây, trời nắng hay mưa thì vẫn phải hái, có khi nhiệt độ lên tới 40 độ vẫn phải làm mà trời càng nắng thì càng phải làm nhiều vì dâu sẽ chín nhanh hơn, có khi đến 7 giờ tối mới xong việc".
SỰ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ TRANG TRẠI TẠI ÚC TỪ CHÍNH PHỦ
Sự can thiệp của Chính phủ Úc vào lĩnh vực nông nghiệp Úc và đầu tư trang trại Úc được đánh giá là rất ưu ái với những người đang làm việc, đầu tư trong lĩnh vực này: Chính phủ Úc hạn chế nhiều điều luật và quy định bắt buộc đối với người làm nông; Ban hành nhiều chính sách hữu hiệu để nông dân ổn định sản xuất. tránh hiện tượng bỏ đất lên các thành phố lớn, nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh; Có nhiều trung tâm nghiên cứu về nhập khẩu giống và công nghệ, kiểm chứng…; Ứng dụng quy trình sản xuất tân tiến, đặc biệt nghiêm ngặt trong từng công đoạn sản xuất để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Các khu vực của thành phố có nhiều người nói tiếng Việt nhất là Fairfield và Bankstown. Ở vùng Virginia tại Nam Úc có đến hơn 90% nông trại do người Việt làm chủ. Thật đáng tự hào! Những người chủ nông trại hầu hết đều xuất phát từ vị trí làm công. Sau khi tích lũy đủ tài chính, kiến thức và kinh nghiệm, họ sẽ mở nông trại riêng. Đặc biệt, công việc này rất thích hợp với những ai đang mong muốn vừa được du lịch khám phá thiên nhiên, vừa được làm việc tại Úc. Bởi lẽ, nông trại là nơi dành cho những người yêu thiên nhiên, không muốn gò bó trong các không gian tù túng.
Những nét nổi bật khi đầu tư trang trại ở Úc.
Chính phủ Úc luôn muốn thúc đẩy tăng trưởng năng suất nông nghiệp và để nông dân Úc áp dụng những công nghệ tiên tiến vào lao động. Vì vậy, hàng năm, ngân sách phát triển nông nghiệp và nông thôn Úc được đầu tư rất nhiều. Điều này thu hút không ít nhà đầu tư nước ngoài đến Úc và tham gia lĩnh vực này, bao gồm nhà đầu tư Việt.
Với visa đầu tư, bạn được quyền bảo lãnh vợ/ chồng và con cái cùng sang Úc để hưởng những chính sách an sinh hấp dẫn. Khi đã trường trú Úc, bạn có thể bảo lãnh cha mẹ cùng sang để thuận tiện chăm sóc.
Nhiều nhà đầu tư tìm đến ngân hàng để được hỗ trợ.
Khi đầu tư trang trại ở Úc, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn để thúc đẩy sản xuất. Giải pháp được nhiều người chọn chính là tìm đến ngân hàng và xin được hỗ trợ vốn hoặc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng nhiều người không có đủ kinh nghiệm để có thể chọn được nguồn vốn ổn định, nhanh chóng phát triển quy mô trang trại. Nếu đồng hành với chúng tôi, bạn không phải lo nghĩ vấn đề này. Bạn không chỉ được chuyên viên giàu kinh nghiệm cố vấn mà còn được các đối tác tại Úc tận lực hỗ trợ. Đầu tư nông nghiệp ở Úc là một cơ hội để gia đình nhà đầu tư có cuộc sống tốt hơn. Dù lĩnh vực này nghe có vẻ thân quen, nhưng bạn vẫn nên nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi quyết định vị trí và loại hình đầu tư trang trại tại Úc.
NHU CẦU TUYỂN DỤNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TĂNG CAO
Sau một năm 2022 mở cửa tiếp nhận lao động trở lại nước Úc, chính phủ Úc nhận thấy sự hiệu quả của việc di chuyển lao động đã bù đắp được sự thiếu hụt nhân sự của các trang trại. Chính vì vậy liên tục những chính sách để giúp người lao động nước ngoài cụ thể là các lao động Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường lao động Úc liên tục được mở rộng.
Cơ hội việc làm tích lũy thu nhập hấp dẫn.
Thị trường xuất khẩu lao động Úc là một trong những nơi có mức lương cao cùng chế độ đãi ngộ rất tốt. Người lao động sang Úc làm việc có thể bảo lãnh người thân qua sống cùng và hưởng mức sống cao hàng đầu trên thế giới. Không chỉ vậy, người lao động tại Úc còn được hưởng những chính sách đãi ngộ đặc biệt từ chính phủ Úc.
Các lao động đã đến nông trại Úc làm việc có thể hoàn vốn sau 3 tháng đến một năm. Chi phí vốn đầu tư ban đầu bao gồm khám sức khỏe để ứng tuyển, chi phí tư vấn và dịch thuật, chi phí làm hộ chiếu và lý lịch tư pháp, chi phí bảo lãnh, chi phí đào tạo nghề và ngoại ngữ giao tiếp, chi phí vé bay, đưa rước từ sân bay về nông trại. Thời gian đầu, tối đa trong vòng cứ mỗi 90 ngày làm việc tại Úc, người lao động có ít nhất 2 lần về thăm Việt Nam và đóng mộc thị thực tại quê hương.
Thu hoạch nho tại trang trại ở Úc.
Mức lương dành cho người lao động tại Úc khá tốt, 200 AUD/ngày (làm công việc canh nông), 250 – 300 AUD/ngày (lái xe). Riêng lái xe được đổi qua bằng lái xe quốc tế khoảng 7,000.000 vnđ. Lương căn bản tính theo giờ là 20 AUD/h (khoảng 320.000 vnđ/h). Thu nhập một năm tương đương 4000 – 6000 AUD. Lương tính theo giờ, lãnh lương theo tuần. Người lao động có thể đề xuất chi trả lương hàng tháng cho người thân tại Việt Nam (theo sự ủy quyền của người lao động tại Úc). Với mức lương căn bản này, người lao động Việt Nam xuất khẩu lao động Úc sau khi trừ các khoản chi phí sinh hoạt, ăn ở… có thể tích lũy được từ 600 – 800 triệu đồng/năm, có thể thu hồi vốn đầu tư ban đầu sau 3 tháng đến 1 năm xuất khẩu lao động tại Úc và hoàn toàn có thể chủ động thực hiện giấc mơ định cư tại Úc sau 3 năm làm việc chăm chỉ (thời hạn visa).
Thu hoạch dâu tại trang trại ở Úc.
Những thuận lợi khi xuất khẩu lao động sang Úc: Úc là quốc gia có mức lương cao so với mặt bằng chung và chế độ phúc lợi xã hội rất tốt và là lựa chọn hàng đầu đối với người lao động có nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngành nghề tuyển dụng đa dạng và phong phú giúp người lao động dễ kiếm việc làm như nghề nông, nghề bếp, xây dựng. Người xuất khẩu lao động hoàn toàn có thể bảo lãnh người thân của mình qua sinh sống một năm sau khi làm việc. Người tham gia lao động phải tốn phí bảo lãnh là 5.000 AUD/người. Thời gian visa là 2 năm gia hạn một lần và sau 4 năm làm việc người làm việc có thể xin chuyển sang visa thường trú. Người lao động tại Úc khi làm việc có thể hưởng được rất nhiều đặc quyền sinh con.
Những khó khăn khi xuất khẩu lao động sang Úc: mức sống tại Úc khá cao nên người lao động cần phải chú ý chi tiêu chừng mực để có thể tích lũy một số vốn kha khá về nước sau thời gian 3 năm visa hoặc tiếp tục xin cấp định cư. Xuất khẩu lao động Úc quy định tiêu chuẩn khắt khe khi tuyển dụng do đó không phải lao động nào cũng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện.
Ẩm thực Việt Nam đã hòa mình vào bức tranh ẩm thực của Úc, đến mức nhiều người Úc “không thể sống thiếu gỏi cuốn, một bát phở nghi ngút khói và bánh mì giòn tan”.
Khi có một số vốn nhất định, người lao động hoàn toàn có thể tự kinh doanh nhà hàng hay quán cà phê, mở tiệm nail... Với số lượng cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Úc thì nhu cầu ẩm thực, sản phẩm Việt ngày càng tăng cao. Những món ăn nổi tiếng như phở, bánh mì, bún bò... sẽ được bán giá cao gấp nhiều lần Việt Nam vì nó đã trở thành đặc sản, món ăn hiếm. Nhiều người Việt kinh doanh tại Úc đã trở thành tỷ phú đô la. Thu nhập của chuỗi nhà hàng lên đến hàng chục triệu đô la Úc mỗi năm.
Úc là quốc gia có diện tích khai thác hải sản lớn thứ 3 trên thế giới với bờ biển dài gần 60.000km2, diện tích mặt nước 14 triệu km2. Úc có khoảng 3.000 loài cá nhưng chỉ có 10% được đánh bắt thương mại.
Thị trường xuất khẩu hải sản của Úc là các quốc gia rất lớn, dân số đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Đông Nam Á. Với quy mô thị trường rộng lớn như vậy, nước Úc đang cần những người lao động trong lĩnh vực đánh bắt thủy hải sản. Thu nhập của nghề này thường cao hơn với những nghề khác bởi người lao động phải đi ra biển, xa nhà nên mức lương sẽ cao hơn. Ví dụ như nghề đánh bắt cá, mực thu nhập giao động từ 30 - 40 AUD/giờ (tương đương 480 - 640.000 đồng).
Gồm có 30 loại visa được Thị trường lao động Úc hỗ trợ nhập cảnh sang xuất khẩu lao động Úc: Visa Nhân đạo đặc biệt toàn cầu (Subclass 202), Visa Người tị nạn (Subclass 200), Thị thực Nhân đạo đặc biệt trong nước (Subclass 201), Thị thực Nhân đạo đặc biệt toàn cầu (Subclass 202), Thị thực cứu hộ khẩn cấp (Subclass 203), Thị thực phụ nữ gặp rủi ro (Subclass 204), Visa kết hôn tương lai (Subclass 300), Visa Úc 400 Thị thực làm việc tạm thời (chuyên gia lưu trú ngắn hạn) 400, Visa Úc 403 Công việc tạm thời (Quan hệ quốc tế) thị thực (các luồng khác, bao gồm cả luồng Visa Nông nghiệp Úc), Thị thực đào tạo (Subclass 407), Thị thực hoạt động tạm thời (Subclass 408), Thị thực Working Holiday (Subclass 417), Thị thực lưu trú nhân đạo - tạm thời (Subclass 449), Thị thực làm việc tạm thời - có tay nghề (Subclass 457), Thị thực quan hệ gia đình công dân New Zealand (Subclass 461), Thị thực làm việc và kỳ nghỉ (Subclass 462), Visa Úc 476 có tay nghề - Thị thực sau đại học được công nhận (Subclass 476), Visa Úc 482 - Thị thực hiếu hụt kỹ năng tạm thời (Subclass 482), Thị thực tốt nghiệp tạm thời (Subclass 485), Có tay nghề - Thị thực khu vực - tạm thời ( Subclass 489), Thị thực Khu vực làm việc Có tay nghề - tạm thời (Subclass 491), Thị thực khu vực được tài trợ bởi nhà tuyển dụng có tay nghề cao - tạm thời (Subclass 494), Visa du học Úc (Subclass 500), Thị thực người giám hộ dành cho sinh viên - đóng đối với những người đăng ký mới (Subclass 580), Thị thực người giám hộ sinh viên (Subclass 590), Thị thực bảo vệ tạm thời (Subclass 785), Thị thực doanh nghiệp Safe Haven (Subclass 790), Thị thực dành cho cha mẹ được tài trợ - tạm thời (Subclass 870), Thị thực Thuyền viên hàng hải (Subclass 988).
TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG LÀM NÔNG NGHIỆP TẠI ÚC 2023
Vốn là một doanh nghiệp sở hữu nhiều trang trại tại Úc, chúng tôi liên tục tuyển dụng lao động làm nông nghiệp (làm farm) với các tiêu chi tuyển chọn và quyền lợi cụ thể như sau:
Hình ảnh, video công việc trong nhà xưởng tại Úc.
Hình ảnh, video công việc trong nông trại ngoài trời tại Úc.
* Tất cả hồ sơ giấy tờ và các khoản chi phí, ứng viên nộp trực tiếp tại phòng kế toán của công ty, có biên bản bàn giao. Mọi hình thức thu hồ sơ không có giấy ủy quyền, xác nhận của công ty nếu phát sinh bất kỳ vấn đề nào chúng tôi không chịu trách nhiệm.
* Chi phí ứng viên được báo tùy theo từng thời điểm tuyển dụng.
* Cam kết: hoàn toàn bộ 100% chi phí ứng viên đã nộp tạm ứng nếu không đậu visa.
Nếu bạn cần gấp thông tin về số lượng chỉ tiêu, vui lòng chủ động liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 0903997427
Bạn phải đăng nhập để viết bình luận.
Theo số liệu của Cục Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 12/3, tỷ lệ tăng giá trái cây tháng 2/2024 là 40,6%, cao hơn 37,5 điểm phần trăm so với tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng chung 3,1%.
Hàng loạt các chính sách thúc đẩy
Hàn Quốc rất coi trọng phát triển nông nghiệp, chăm lo đời sống cho cư dân nông thôn, minh chứng là Chính phủ đã đầu tư tới 6% GDP cho nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 2% GDP. Đối mặt với những khó khăn, hạn chế về tài nguyên, biến đổi khí hậu, thiếu hụt lao động... Hàn Quốc có hàng loạt chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân.
Cụ thể, về chính sách đất đai, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa quỹ đất hiện có. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân. Hàn Quốc bỏ hạn điền đất nông nghiệp từ năm 1999 để tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất. Chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được để hoang hóa quá một năm. Người sở hữu đất không sản xuất nông nghiệp, nhưng vẫn muốn sở hữu có thể ủy thác ngân hàng đất đai cho thuê.
Nhà nước có chính sách đền bù thỏa đáng cho nông dân khi thu hồi đất. Việc đền bù được thực hiện theo hai phương thức. Một là, Nhà nước và người nông dân thỏa thuận với nhau về mức giá đền bù theo giá thị trường. Hai là, nếu hai bên không thống nhất được mức giá đền bù sẽ có đơn vị thẩm định giá độc lập nhưng về nguyên tắc phải bằng hoặc cao hơn giá thị trường.
Về chính sách tín dụng, Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 0% - 2,0%, mức cao nhất cũng chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thương mại. Nông dân có thể vay vốn ưu đãi tới 70%, thậm chí 100% vốn đầu tư ứng dụng công nghệ cao, mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, làm nhà kính, xây dựng cơ sở bảo quản sản phẩm.
Về chính sách khoa học công nghệ, công tác nghiên cứu và phát triển, nhất là nghiên cứu cải tiến, tạo giống mới, công nghệ mới phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản được đặc biệt coi trọng. Hàn Quốc có 240 cơ sở nghiên cứu khoa học là các viện, trung tâm. Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho công tác nghiên cứu, phát triển. Đối với mặt hàng chủ lực như lúa, đậu đỗ, cà chua, táo, lê…, Nhà nước đặt hàng các cơ sở nghiên cứu chọn tạo, sản xuất các giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho nông dân. Các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông được phân công phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho nông dân giải quyết kịp thời các khó khăn trong sản xuất.
Chính phủ Hàn Quốc còn lập kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo đất cho toàn bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm một lần. Trên cơ sở kết quả khảo sát đất và dự báo cho dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, các loại phân bón giàu khoáng chất sẽ được cung cấp để nông dân sử dụng một cách tối ưu cho từng mảnh ruộng riêng biệt.
Hàn Quốc có Quỹ bình ổn giá các mặt hàng chiến lược đảm bảo thu nhập cho nông dân và lợi ích của người tiêu dùng. Bù giá cho nông dân khi giá thị trường thấp hơn giá Chính phủ đảm bảo hoặc hỗ trợ nông dân khi Chính phủ yêu cầu nông dân giảm quy mô sản xuất. Nông dân được Nhà nước hỗ trợ 80% phí bảo hiểm nông nghiệp, 50% bảo hiểm hưu trí...
Nền nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến ở Asan
Mới đây, tham gia đoàn công tác của tỉnh Ninh Bình trao đổi, học tập kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của thành phố Asan, tỉnh Chung cheong Nam, chúng tôi đã có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về ngành nông nghiệp của địa phương này cũng như của đất nước Hàn Quốc.
Asan được biết đến là một trọng điểm sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc với các cây trồng chính là lúa, lê, hành lá, dưa chuột... Diện tích đất nông nghiệp không quá lớn (gần 15.600 ha), lao động làm trong lĩnh vực này cũng hạn chế (hơn 17 nghìn người, chiếm khoảng 5,4% dân số) nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp ở Asan rất cao. Điều này có được là nhờ địa phương đã tập trung ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông qua áp dụng phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm trong từng khâu của chuỗi giá trị sản xuất.
Đi thăm thực tế các cánh đồng lúa, các trang trại trồng lê, táo, nho, việt quất... chúng tôi thấy ở đây hầu như mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đều được thực hiện bằng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến thu hoạch. Những nông dân ở đây hầu hết đều ở độ tuổi 60-70 nhưng họ vẫn canh tác 1-2 ha cây trồng mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Ông Im Hong Soon, 72 tuổi ở vùng Mbong-myeon (Asan) sở hữu vườn lê 2 ha chia sẻ: "Còn cầm kéo được thì tôi còn làm nông vì mọi việc đều có máy móc thay thế, rất nhàn hạ".
Thầy Nam Yoon Gil, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp thành phố Asan cho biết: Trung tâm đang vận hành một ngân hàng cho thuê máy móc nông nghiệp với 571 đầu máy và 91 chủng loại máy móc. Đến mùa vụ, nông dân cần sử dụng loại máy nào chỉ cần đến đăng ký thuê sẽ được đào tạo và mang về sử dụng. Trung tâm chỉ thu một mức phí rất nhỏ để bảo trì.
Tại vườn ươm PPS Seed, Tổng Công ty Hiệp hội Nông nghiệp, nơi chuyên sản xuất, nhân giống dưa lê, chúng tôi rất ấn tượng bởi mọi quy trình quản lý, vận hành đều khép kín trong khu nhà kính. Các công đoạn từ trộn đất, gieo hạt, đóng bầu đều thực hiện bằng máy móc. Tại đây có hệ thống máy đo độẩm của đất, không khí, phân tích nhu cầu phân bón của cây, lượng nước tưới tiêu… và có thể đưa ra các giải pháp gợi ý giúp giải quyết tình trạng sâu bệnh (nếu có) nhờ vào việc phân tích dữ liệu. Đặc biệt, vườn ươm có hệ thống thu nhiệt trong lòng đất ở độ sâu 180m giúp cung cấp nhiệt độ tối ưu cho cây trồng, nhờ đó, cây giống được sản xuất liên tục bất kể mùa vụ.
Ngoài chú trọng ứng dụng cơ giới hóa, tự động vào sản xuất, thành phố Asan cũng rất quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bền vững. Ngay từ những năm 70, ở đây đã hình thành những Hiệp hội các trang trại lành mạnh, Hiệp hội nghiên cứu nghề nông trại hữu cơ. Hiện nay, để giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, số lượng các hóa chất sử dụng được cắt giảm bằng cách sử dụng có hiệu quả và thận trọng. Chương trình quản lý tích hợp các loài gây hại (IPM) đã được đưa ra để khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các hóa chất. Các phương pháp làm tăng độ màu mỡ được áp dụng dựa trên cơ sở các kết quả khảo sát đất đai để giảm việc sử dụng các loại phân hóa học nhằm bảo vệ đất. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp được kiểm soát chặt chẽ thông qua việc áp dụng các quy chuẩn chất lượng cao, hệ thống truy xuất nguồn gốc, chế tài xử phạt nghiêm khắc, công khai thông tin các đơn vị, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Để hỗ trợ nông dân trong việc bảo quản, phân phối, tiêu thụ nông sản, địa phương này thiết lập một hệ thống tuần hoàn nông sản địa phương. Theo đó, sẽ hỗ trợ nông dân kết nối cung cấp thực phẩm cho bữa ăn ở các trường học, cơ sở công cộng; trao đổi nông thôn-đô thị; thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cũng như phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Công nghệ bảo quản, chế biến ở đây phát triển ở trình độ rất cao. Ví dụ như đối với việc chế biến lúa gạo, không chỉ đơn thuần là xay xát đóng gói, các nhà máy chế biến gạo ở đây còn bổ sung dinh dưỡng, phân phối gạo chế biến sẵn ở dạng cơm ăn liền; hơn nữa có thể tự động đóng gói dựa trên khối lượng, chủng loại riêng biệt, đúng theo yêu cầu của từng khách hàng rồi gửi đến địa chỉ cần thiết và không cần đến bàn tay của con người. Đối với sản phẩm lê, công nghệ bảo quản tốt đến mức lê thu hoạch vào tháng 10 nhưng vẫn có thể giữ nguyên chất lượng để bán vào tháng 5 năm sau.
Thực tế sản xuất nông nghiệp ở Ninh Bình và Asan hiện nay có nhiều điểm tương đồng khi cùng đang đối mặt với nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu, việc thu hẹp diện tích sản xuất, thiếu hụt lao động... Do vậy, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là giải pháp quan trọng, nhân tố quyết định đến chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra lượng sản phẩm lớn thân thiện với môi trường; giảm giá thành sản phẩm, giảm lao động tay chân, bớt phụ thuộc vào thời tiết...
Đồng chí Lâm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Khánh, Trưởng Đoàn cán bộ và nông dân tiêu biểu của tỉnh Ninh Bình tham dự Chương trình Đào tạo phát triển nông nghiệp tại Asan tháng 7 vừa qua chia sẻ: Đây là một chuyến đi học tập hết sức ý nghĩa, rất nhiều vấn đề hay về chính sách, các tiến bộ về giống, kỹ thuật, cơ giới hóa, sản xuất hữu cơ, thân thiện với môi trường... để chúng ta học tập, áp dụng vào sản xuất của mình. Trong đó, nghiên cứu kinh nghiệm của bạn cho thấy rất rõ vai trò của vốn đầu tư Nhà nước vào nhiều mặt khác nhau của chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cần có các chính sách phù hợp hỗ trợ nông dân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tăng sức cạnh tranh cho nông sản. Cần thiết phải xây dựng kế hoạch phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp công nghệ cao với quy mô phù hợp. Không nhất thiết nơi nào cũng phát triển sản xuất quy mô lớn mà quan trọng nhất là biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Cần phải tư vấn hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Song song với đó, chú trọng hơn đến việc chuyển đổi sản xuất theo hướng an toàn, bền vững, quản lý chặt việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ông Lê Đăng Thỏa, cán bộ phụ trách lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Đức Hùng (thành phố Tam Điệp) chia sẻ: Tuy có 2 tuần, nhưng chuyến đi đã giúp ông học hỏi được nhiều kiến thức, đặc biệt là có điều kiện tiếp cận với trình độ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Ông rất ấn tượng bởi công nghệ nghiên cứu sản xuất giống, công nghệ chế biến sau thu hoạch của phía bạn. Đặc biệt, qua chuyến đi này ông đã học tập được kỹ thuật bấm cành, ngắt ngọn, tỉa quả, bón phân, tưới nước trong canh tác cà chua, dưa chuột trong nhà lưới công nghệ cao để về áp dụng tại Công ty.
Còn nông dân Phạm Văn Hướng (xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh) cho biết: Năng suất lúa ở Asan rất cao, bình quân khoảng 7,6 tấn/ha (ở Ninh Bình chỉ khoảng 6,2 tấn/ha). Có được năng suất này, ngoài bộ giống tốt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, có lẽ do phía bạn có một chương trình dài hạn, bài bản để cải tạo đất, trên cơ sở kết quả khảo sát đất và dự báo cho dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, các loại phân bón giàu khoáng chất được cung cấp để bón một cách tối ưu cho từng mảnh ruộng riêng biệt. Nông dân chúng tôi rất mong Nhà nước có những nghiên cứu, hỗ trợ thiết thực như thế.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, từ năm 2015, UBND tỉnh Ninh Bình và chính quyền thành phố Asan, Hàn Quốc đã ký kết Thỏa thuận hữu nghị và hợp tác giữa 2 đơn vị. Theo đó, trên lĩnh vực nông nghiệp, đến nay, tỉnh Ninh Bình đã cử 5 đoàn cán bộ ngành Nông nghiệp và nông dân tiêu biểu của tỉnh sang học tập, tiếp thu các kinh nghiệm trong quản lý, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật từ phía bạn đã được chúng ta đem về áp dụng thành công. Cụ thể như: Ứng dụng phương pháp làm giàn treo cho cây dưa trong nhà lưới, nhà kính; phương pháp ghép dưa chuột trên gốc bí đỏ; nhân giống nấm sò đen Hàn Quốc từ nguồn vật liệu là giống nấm từ Asan-Hàn Quốc; một số giống rau, hoa, quả từ Asan như dưa chuột, xà lách, rau cải, hoa cúc… cũng đã được trồng thử nghiệm tại Ninh Bình cho năng suất, chất lượng tốt.
Hy vọng "đi một ngày đàng học một sàng khôn", những chuyến đi học tập và sự chia sẻ, hợp tác từ phía Asan sẽ giúp các cán bộ, nông dân tiêu biểu của Ninh Bình có được cái nhìn mới mẻ, hiện đại và tiến bộ, về áp dụng vào đời sống sản xuất của mình, đưa ra được các mô hình hay để các nông dân khác học tập, cùng phát triển.