Hiện tại trung tâm chỉ có mở một lớp đào tạo đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật duy nhất, chương trình đào tạo dạy từ cơ bản đến nâng cao. Kiến thức là liên tục và kế thừa nên học viên cần tham gia đầy đủ để đạt được hiểu quả.
Khi có kế hoạch mang thai, cần có sự chuẩn bị kỹ càng các chị em nhé!
Chào các mẹ! Mình là mẹ Mít, mình chỉ là một bà mẹ bình thường như bao bà mẹ khác. Với tất cả những trải nghiệm và những kinh nghiệm mình đã dày công học hỏi, tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin, đặc biệt là có sự hỗ trợ tuyệt vời từ bác Thủy Bi – chị gái mình, là bác sỹ chuyên khoa Sản, rất mong những chia sẻ của mình sẽ giúp ích cho các mẹ đang mang thai, hoặc đang lên kế hoạch mang thai.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, không phải chỉ bắt đầu từ thời điểm biết mình mang thai mới bắt đầu chăm sóc sức khỏe, mà các mẹ cần có sự chuẩn bị chu đáo ngay từ trước khi mang thai nhé ạ! Dưới đây là một số những điều cần làm mẹ Mít xin được tổng hợp lại:
Thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh
Nếu bạn chưa từng nghe tới các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, có thể bạn sẽ thấy nó hơi phức tạp. Nhưng đây là một xét nghiệm rất quan trọng.
Xét nghiệm sàng lọc sẽ cho chúng biết được những rủi ro tiềm ẩn trong gen di truyền của cả hai vợ chồng, để có biện pháp ngăn ngừa, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Bởi theo như mẹ Mít tìm hiểu được, không có bộ gen nào trong chúng ta là hoàn hảo cả. Đôi khi, những khiếm khuyết trong gen di truyền của cả hai vợ chồng bạn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé tương lai.
Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ để có thể được tư vấn và chọn lựa xét nghiệm phù hợp nhất cho tình trạng sức khỏe của chính mình.
Hãy lên một chế độ ăn uống, luyện tập thật tốt khi có ý định sinh em bé
Biết được điều này là nhờ có bác Thủy Bi (tên Bi là tên từ nhỏ gia đình thường gọi) – chị ruột của mẹ Mít, bác là bác sĩ chuyên khoa Sản, nên luôn đưa ra cho mình những định hướng tốt nhất.
Trước ngày cưới, bác gọi mình sang ngủ với bác một đêm, hai chị em thủ thỉ tới gần sáng. Bác dặn dò đủ thứ, và đặc biệt nhấn mạnh, khi có kế hoạch sinh em bé, là phải có sự chuẩn bị thật cẩn thận, kỹ càng. Mẹ Mít và ba Mít có lợi thế, là cả hai cùng còn trẻ, và khỏe mạnh. Tuy vậy, chúng mình cũng giống như nhiều bạn trẻ khác, cũng hay có thói quen xấu như thức khuya, dậy muộn, ăn uống không đúng giờ, thích ăn ngoài hàng quán, đồ ăn nhanh…
Sau khi nghe bác Bi nói, và đọc thêm các tài liệu, mẹ Mít hiểu rằng, một cơ thể khỏe mạnh sẽ tạo ra chất lượng trứng, chất lượng tinh trùng tốt nhất. Đặc biệt là với cơ thể của mẹ, việc lên một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, điều chỉnh lối sống, luyện tập thường xuyên mẹ nên thực hiện trước khi có kế hoạch mang thai tầm 1—3 tháng, để đảm bảo sẵn sàng đủ dưỡng chất cho thai nhi ngay từ những tuần thai đầu tiên.
Chế độ ăn nói chung cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như sắt, calci, vitamin và khoáng chất,… hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên rán, nước ngọt nhân tạo, … và tránh xa các loại cà phê, rượu bia, chất kích thích độc hại… theo khuyến cáo của Bộ Y tế: https://ncov.moh.gov.vn/-/bo-y-te-khuyen-cao-ve-dinh-duong-cho-phu-nu-mang-thai-trong-dich-covid-19
Không thể bỏ qua khám sức khỏe trước khi mang thai
Điều này là vô cùng quan trọng đấy các mẹ ạ. Thế hệ chúng ta khác thế hệ trước rất nhiều ở chỗ chúng ta có thể chủ động hơn với kế hoạch trong tương lai của mình, nhờ có sự hỗ trợ rất lớn từ khoa học, công nghệ.
Nghe nhiều người nói: “con cái là lộc trời cho”, hay “người tính không bằng trời tính”, nhưng thực tế thì mình chủ động được bao nhiêu, thì sắc xuất rủi ro càng giảm bớt bấy nhiêu các mẹ ạ. Quyết không để mình bị rơi vào trạng thái “hên xui”, “liều ăn nhiều”, mẹ Mít cần lên chi tiết kế hoạch cho thế hệ tương lai của gia đình, cũng như của đất nước.
Phải nói là mẹ Mít cũng thật may mắn vì luôn có bác Bi đồng hành từ những ngày đầu tiên, và ba Mít là người rất cầu thị, luôn sẵn sàng lắng nghe, hợp tác. Chúng mình cũng có nhiều bạn bè, người thân sinh sống và học tập ở nước ngoài, thì đều biết rằng, việc khám sức khỏe trước khi mang thai, hay các xét nghiệm tiền hôn nhân là điều vô cùng quan trọng.
Vì vậy, khi có kế hoạch mang thai, ba mẹ Mít đã cùng khám sức khỏe tổng quát, trong đó có khám kỹ càng với bác sĩ sản khoa để đánh giá chức năng sinh sản, thực hiện các xét nghiệm tiền hôn nhân. Để đi vào chi tiết một số phần này, mẹ Mít xin được chia sẻ ở những phần sau.
Tiêm vắc xin trước khi có kế hoạch mang thai
Việc tiêm phòng vắc xin tiền sản này đã được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rồi đó các mẹ à. Nên chúng ta cần lưu ý. Trước hết là tiêm phòng các mũi vắc xin phòng cúm, sởi – quai bị-rubella, thủy đậu,…
Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể phụ nữ trở nên yếu hơn, dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối.
Đơn cử như rubella là bệnh truyền nhiễm có khả năng diễn biến phức tạp. Nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Trong trường hợp đã có thai nhưng vẫn chưa được tiêm phòng, bà bầu có thể bổ sung các mũi tiêm vắc xin trong thai kỳ cần thiết theo tư vấn của bác sĩ sau khi thăm khám.
Vậy là mẹ Mít cũng đưa ra những việc cần làm trước khi mang thai cho các mẹ. Mẹ Mít đã thực hiện các bước này một cách khá là nghiêm túc, và bây giờ nghĩ lại vẫn không hề hối tiếc một chút nào. Con cái là tài sản quý giá nhất. Vì vậy, đầu tư một chút để ngay từ đầu con đã có điều kiện tốt nhất để phát triển, từ khi còn là một mầm sống, thì tại sao lại không các bố mẹ thân yêu nhỉ?
Hôm nay tôi sẽ dạy cách bạn vẽ môi và miệng. Vẽ miệng không khó khi các bạn hiểu được cấu trúc của nó.
Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ thuật vẽ môi và miệng đơn giản, sau đó chúng ta sẽ xem xét cấu trúc cơ bản của miệng để xem nó được vẽ như thế nào để phù hợp trên khuôn mặt của mỗi người vì chính đôi môi đem lại cho miệng sự biểu hiện của nó.
Dưới đây là các bước đơn giản trong quá trình vẽ môi mà tôi đã từng học được. Bạn có thể thấy chúng ta sẽ bắt đầu với một số hình dạng rất cơ bản.
Các bước đơn giản để vẽ môi và miệng
Bước 2: Vẽ một hình tròn có hai cạnh trùng với hai cạnh bên của tam giác.
Bước 3: Vẽ hai hình tròn tiếp theo ở bên dưới hình tròn đầu tiên trong tam giác. Những hình này sẽ hướng dẫn chúng ta cách định hình môi và tạo thành đường chính của miệng.
Bước 4: Vẽ đường trung tâm của miệng. Sử dụng các cạnh của hình tròn để định dạng đường đó.
Bước 5: Vẽ đường trên của môi trên và vẽ hơi vòng xuống vào đường tròn như hình vẽ. Chú ý phần nhân trung ở giữa thường có kết cấu nửa hình tròn.
Bước 6: Vẽ đường dưới của môi dưới, một lần nữa hãy sử dụng các cạnh của hình tròn để định dạng đường đó.
Bước 7: Bạn đã hoàn thành vẽ miệng cơ bản.
Hình đôi môi không phải là hình phẳng cho nên chúng không cùng nằm trên một hình phẳng. Bạn hãy nhìn cái miệng trên khuôn mặt có hình dạng cơ bản nhất như hình trên là nó nằm trên cạnh của hình trụ.
Tuy nhiên, hình dạng của khuôn mặt phức tạp hơn một hình trụ. Đôi môi che hàm răng bên trong, do vậy hàm răng được xếp thành hình chữ U hoặc hình móng ngựa. Các cơ di chuyển gắn liền với hàm dưới và các phần khác nhau của hộp sọ làm nên hình dáng của hàm răng và cơ vòm miệng.
Vì hàm răng nằm bên trong của miệng nên bạn có thể chia thành 3 mặt đứng cơ bản, một mặt trước và hai cạnh bên. Miệng bên dưới được hiển thị khi nhìn ở góc cạnh khác.
Chia miệng và môi thành các phần khác nhau
Chia miệng thành hai đường nằm ngang. Môi trên biểu thị khuôn mặt nhìn phía dưới và môi dưới biểu thị khuôn mặt nhìn phía trên. Kết hợp các đường ngang dọc này sẽ cho bạn sáu phần.
Cấu trúc cơ bản của miệng và môi
Sau khi tìm thấy những đường chính trên môi và miệng, tất cả điều các bạn cần làm là điều chỉnh kết cấu của nó bằng cách sử dụng các đường mà chúng tôi đã hướng dẫn. Vẽ miệng không khó nếu bạn tập trung vào các hình dạng và cấu trúc cũng như đặc điểm của nó. Tránh vẽ phác thảo đôi môi nếu bạn cho rằng nó nằm thẳng trên miệng.