Hỗ Trợ Nông Nghiệp Hữu Cơ

Hỗ Trợ Nông Nghiệp Hữu Cơ

Để thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ phát triển, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hợp lý. Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 08/7/2019 Thành lập tổ công tác phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình, Quyết định số 2987/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của Đề án là chuyển hóa đất canh tác hiện có sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ được chứng nhận có lợi thế của địa phương.

Không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng

Nhiều người sẽ thắc mắc làm thế nào để có được sản phẩm hữu cơ tươi xanh đúng chuẩn và đáp ứng nhu cầu cho thị trường mà không dùng chất kích thích tăng trưởng? Bởi những hoạt chất này sẽ kích thích rau ra rễ, mau phát triển thân, lá nhanh hơn bình thường.

Thật ra để đáp ứng nhu cầu thị trường, các kỹ sư nông học đã phải chọn đúng thời điểm, mùa vụ. Hơn nữa, để tăng năng suất thì thay vì dùng thuốc kích thích sẽ tăng cường độ màu mỡ của đất, xây dựng hệ thống vi sinh vật khỏe mạnh cho đất. Với những biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, cỏ dại sẽ phần nào giúp cây phát triển tự nhiên mà không cần các chất hóa học nào xúc tác.

Không hóa chất để kiểm soát cỏ dại

Một số kỹ sư nông học sẽ cải tạo đất trước khi gieo trồng như các chế phẩm vi sinh không gây ô nhiễm đất, không hóa chất để cải tạo đất, tiêu diệt sâu bệnh hại, mầm cỏ có trong đất, bổ sung dinh dưỡng và làm cho đất tơi xốp hơn. Biện pháp trồng xen canh các loại cây họ đậu để tạo độ che phủ cho đất và tăng độ ẩm cũng được các kỹ sư áp dụng khi canh tác hữu cơ.

Các biện pháp kiểm soát cỏ dại trên đất trồng luôn phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng hóa chất. Các kỹ sư nông học chỉ hạn chế cỏ bằng cách ủ phân hữu cơ ở nhiệt độ cao, nhỏ cỏ bằng tay hoặc sử dụng biện pháp cạnh tranh sinh học.

Nông nghiệp hữu cơ là gì? Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ hay canh tác hữu cơ là hình thức nông nghiệp hướng tới hệ thống sản xuất đồng bộ nhằm đảm bảo và duy trì tính bền vững của hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học cũng như sức khỏe của con người. Sự kết hợp giữa các phương pháp canh tác truyền thống và khoa học kỹ thuật giúp tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn, không sử dụng các chất hóa học nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ cho người tiêu dùng.

Không sử dụng giống biến đổi gen

Sản xuất thực phẩm hữu cơ thì điều đầu tiên là phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng tự nhiên, không được sử dụng những giống biến đổi gene do con người tạo ra. Các giống cây được chọn phải là những giống thuần chủng địa phương, có sức đề kháng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng.

Không sử dụng chế phẩm nông nghiệp độc hại

Để hạn chế bệnh trên các sản phẩm hữu cơ cũng như không ảnh hưởng đến môi trường đất và nước thì các kỹ sư nông học phải tìm tòi và nghiên cứu nhiều biện pháp ức chế sâu bệnh bằng những dược phẩm thiên nhiên như: gừng, tỏi, ớt, lá sầu đâu… để xua đuổi côn trùng.

Không sử dụng phân bón hóa học

Phân bón cho cây chủ yếu được ủ bằng men vi sinh với các nguyên liệu tự nhiên như rơm, ngô, đậu, mùn cưa, vỏ café, bã mía hoặc phân gia súc. Thời gian ủ từ 30 ngày để đảm bảo nguyên liệu đã được phân hủy thành chất mùn giàu dinh dưỡng. Trong khoảng 2 tuần ủ phân, vi sinh vật sẽ hoạt động làm nhiệt độ đống ủ tăng lên 60 – 75*C. Với mức nhiệt này sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh, góp phần hủy thành mùn nhanh hơn và từ đó tạo ra phân bón không mùi, tơi và xốp.

Không bị nhiễm hóa chất nông nghiệp đối với môi trường đất và nước

Môi trường đất: Đất trồng thực phẩm hữu cơ phải đảm bảo không canh tác 3 năm hoặc đã 3 năm chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, đất trồng phải đảm bảo nằm trong giới hạn hàm lượng kim loại nặng, dư lượng chất bảo vệ thực vật. Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 -15 cm), bón phân hữu cơ để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.

Môi trường nước: Nguồn nước yêu cầu luôn phải sạch, không bị ô nhiễm, không chứa các chất hóa học gây hại cho đất và cây trồng. Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng nước thải từ các nhà máy xí nghiệp, trang trại chăn nuôi mà chưa qua xử lý để tưới tiêu.