Trả lời phỏng vấn báo chí, một tiến sĩ nổi tiếng cho rằng Việt Nam là nơi dễ kiếm tiền nhất thế giới: "như một cái xe máy công suất to nhưng đang bị tắc ống bô, khi chúng ta khui được cái bô thì xe chạy bon bon", ông giải thích thêm: "tôi đi nhiều quốc gia và thấy tình trạng ăn xin còn nhiều, mâm cơm có khi chưa bằng Việt Nam đâu”... Ý kiến này đã gây ra nhiều tranh cãi.
Làm gì để hạnh phúc khi vợ kiếm nhiều tiền?
Trong câu chuyện thứ nhất, người vợ chọn cách thỉnh thoảng đi du lịch một mình để "chữa lành", tránh không khí gia đình ngột ngạt. Nhưng về nhà, cô lại đối diện với người chồng móc máy "tiền của em, em muốn tiêu gì thì tiêu" và lại tiếp tục chuỗi ngày ngột ngạt, vì vấn đề gốc rễ căn cốt vẫn ở đó chưa được giải quyết.
Theo truyền thống của chúng ta và ở mọi nơi, và như người vợ của gia đình thứ 2 trong bài này mong mỏi, "kiểu" gia đình cô ấy muốn là kinh tế chồng kiếm được nhiều hơn một chút, việc nhà vợ làm nhiều hơn một chút, con cái thì vợ tâm tình, chồng uốn nắn. Nhưng đời thực mà cô ấy đang gặp lại là chồng mất việc, vợ gánh vác chi tiêu và đang nảy sinh bất hòa.
Nhưng không lẽ cứ chồng kiếm nhiều tiền hơn gia đình mới hạnh phúc? Trong hoàn cảnh vợ là "nóc nhà" thực sự, nhưng cả hai người vợ này không muốn phải chia tay. Họ muốn chồng trở lại vai trò, dù không cần kiếm nhiều tiền hơn nhưng phải có nỗ lực hơn, phải xứng đáng vai trò của người đàn ông trong gia đình, là trụ cột thực sự dù lúc này anh không phải trụ cột kinh tế.
Hình như đàn ông có cái tự ái nào đó (có phải như thế không), mà khi vợ kiếm hơn thì anh ấy tự ái, có khi lại nặng nề với vợ? Còn người vợ có khi nào buông những lời khó nghe để chồng thấy mình đang bị vợ chê, mình đang phải nhờ vợ, và từ đó mới thốt ra những lời móc mỉa "tiền của em, em tiêu gì tùy em"?
Một chuyên gia tâm lý chia sẻ, lúc này chính là lúc yếu đuối của người chồng. Người vợ (dù mệt mỏi) vẫn phải chia sẻ và đồng hành, cùng anh ấy vượt qua.
Nếu anh ấy chưa đủ kỹ năng để tìm việc mới thì nên đăng ký thêm khóa học. Với sự năng động của người vợ, hãy bàn bạc với chồng trên cơ sở trân trọng, tìm hướng đi mới cho chồng và cũng là gìn giữ gia đình.
Cuộc đời còn dài, lúc này vợ kiếm nhiều hơn, nhưng sau này chồng kiếm nhiều hơn, có thể lắm.
Còn bạn, nhà bạn ai kiếm tiền hơn và cách làm thế nào để giữ gìn hạnh phúc? Mời bạn gửi chia sẻ với chúng tôi và góp ý với hai gia đình này về hòm thư [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.
Vợ làm chủ kinh tế, chồng lép vế?
Một trong hai gia đình này đã lấy nhau 8 năm, người vợ độc lập, kiếm ra tiền và nắm kinh tế chính.
"Vấn đề ở chỗ chồng ngày càng ì ra. Mọi chi tiêu, sinh hoạt phí, lo nội ngoại đều mình lo hết. Càng ngày sự chênh lệch về kinh tế, tư duy dẫn đến những mâu thuẫn trong gia đình" - người vợ kể.
Vì người chồng thu nhập thấp, thậm chí không có, nên hay nổi cáu, tự ái, không giữ được bình tĩnh với các con, mặc dù vợ nhận là tuýp "sống về tình cảm", chỉ cần chồng ân cần chăm sóc hỏi han vài câu đã thấy được an ủi. "Nhưng không, chồng lại tính cục mịch và không tinh tế, càng ngày càng hơn thua và ỉ lại mọi việc".
Ở gia đình còn lại, hai vợ chồng kinh tế độc lập nhưng gần đây chồng mất việc, từ đó nảy sinh những mâu thuẫn. Người vợ lại bất ngờ mang thai lần thứ 2 và khi nghỉ việc sinh con thì cũng sẽ mất việc.
Chồng muốn đưa vợ con về quê sống cùng cha mẹ. Khi đó, người vợ từ độc lập kinh tế như hiện nay thành người phụ thuộc. Còn người chồng không chịu tìm việc mới ở đô thị nơi gia đình đang sống.
Ở cả hai gia đình này, cái người ta nhận ra là dù vợ đang kiếm nhiều tiền hơn nhưng họ vẫn muốn giữ gia đình, nhất là khi chồng không có tính xấu, chỉ là "ì" thôi.
Như cách người vợ kể, họ không lấn lướt chồng, dù họ muốn chồng ân cần hơn, chu đáo hơn, nhất là trong thời điểm nhạy cảm của gia đình: vợ mang thai, vợ là chủ lực kinh tế và dĩ nhiên là mệt mỏi hơn chồng.
Nhưng người chồng (dưới con mắt người vợ) khi đã kiếm không ra tiền hoặc kiếm ít hơn, họ lại tệ hơn hồi còn kiếm ra tiền.
Có phải do anh ấy thấy lép vế, hay thấy điều gì làm anh ấy muốn bùng nổ, muốn bực, muốn hét to... Trong khi vợ - lúc này là chủ lực - lại nghĩ rằng cô ấy đã nhường nhịn rồi còn muốn gì nữa? Cô ấy tốt, còn chồng phải thay đổi.