Gnp Của Việt Nam Năm 2022

Gnp Của Việt Nam Năm 2022

GNP (Gross National Product) là tổng sản phẩm quốc dân. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà công dân của một quốc gia sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định, không phân biệt địa điểm sản xuất. GNP cung cấp cái nhìn sâu sắc về sức khỏe kinh tế và mức sống của người dân trong nước.

Phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2016-2022

Bắt đầu từ 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế phục hồi mạnh mẽ, duy trì ở mức từ 5,66% đến 8,51% qua các năm, trừ năm 2021 chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 (tăng trưởng chỉ đạt 1,65%). Đáng chú ý là sự phục hồi nhanh chóng vào năm 2022, với mức tăng trưởng cao nhất trong bảng là 8,32%, sau khi đã vượt qua những khó khăn do đại dịch.

quốc gia có GNP cao nhất thế giới (GNP trên 1 nghìn tỷ USD năm 2022)

Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới

Top 5 quốc gia có GNP cao nhất thế giới:

GNP Việt Nam qua các năm 1990 đến 2022

Biểu đồ GNP Việt Nam từ 1990 đến 2022

Bảng thống kê GNP của Việt Nam từ năm 1990 đến 2022.

Dựa trên bảng dữ liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của Việt Nam qua các năm, có thể rút ra một số nhận xét về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế:

Sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2001-2010

Giai đoạn này, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định với tỷ lệ dao động từ 5-7% mỗi năm. Năm 2010, GNP đạt 119,48 tỷ đô la, cao gấp gần 4 lần so với năm 2000. Mức tăng trưởng cao đáng chú ý vào năm 2007 (6,48%), 2010 (7,41%).

Cách tính và Công thức tính GNP

Công thức tính GNP có thể được diễn đạt như sau:

GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài

GNP phản ánh sức khỏe kinh tế của một quốc gia và mức sống của người dân. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sản xuất và thu nhập của công dân, từ đó có thể đánh giá chất lượng cuộc sống, mức độ phát triển kinh tế và khả năng tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

GNP cũng giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế, từ đó đưa ra các quyết định phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.

GNP tăng trưởng mạnh mẽ sau Đổi Mới (1990-2000)

Giai đoạn đầu của những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng trước đó. Từ năm 1992 trở đi, GNP bắt đầu tăng nhanh, với mức tăng trưởng bình quân dao động từ 5-8%. Ví dụ, GNP tăng từ 9,22 tỷ đô la (1992) lên 30,20 tỷ đô la (2000), với tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt trong các năm 1996 (8,61%) và 1997 (7,46%).

Tăng trưởng GNP bình quân đầu người

GNP của Việt Nam tăng trưởng đều đặn qua các năm

GNP bình quân đầu người của Việt Nam cũng tăng đều đặn qua các năm, từ 130 đô la vào năm 1991 lên đến 4.010 đô la vào năm 2022. Điều này phản ánh sự cải thiện mức sống và thu nhập của người dân trong suốt 30 năm qua.

GNP (Gross National Product), GNI (Gross National Income), và GDP (Gross Domestic Product) đều là các chỉ số quan trọng để đo lường hoạt động kinh tế của một quốc gia, nhưng chúng có những khác biệt quan trọng về phạm vi và cách tính. Dưới đây là sự so sánh giữa các chỉ số này:

Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ do công dân của một quốc gia sản xuất, bao gồm cả sản phẩm sản xuất ở nước ngoài.

Tổng thu nhập của cư dân trong nước từ tất cả các nguồn, bao gồm thu nhập từ nước ngoài.

Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.

Tính theo sản xuất của công dân, cả trong nước và ngoài nước.

Tính theo thu nhập của công dân, bao gồm thu nhập từ nước ngoài.

Tính theo sản xuất trong lãnh thổ quốc gia, không phân biệt nguồn gốc.

GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài

GNI = GDP + Lượng chênh lệch giữa mức thu nhập của người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về Việt Nam và lao động ở Việt Nam gửi ra nước ngoài + Lượng chênh lệch giữa thu nhập sở hữu nhận được từ nước ngoài và mức thu nhập sở hữu trả cho nước ngoài.

GDP = Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nước

Phản ánh sức sản xuất của công dân quốc gia.

Phản ánh mức thu nhập và khả năng chi tiêu của công dân.

Phản ánh hoạt động kinh tế trong lãnh thổ quốc gia.

Đánh giá năng lực sản xuất và mức sống của công dân.

Đánh giá tổng thu nhập của cư dân, ảnh hưởng đến chính sách thuế và phúc lợi.

Đánh giá tổng hoạt động kinh tế và hiệu quả sản xuất trong nước.

Với những thông tin trên về chỉ số GNP của Việt Nam qua các năm, hy vọng rằng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế nước ta với những thay đổi tích cực và mạnh mẽ.

Đây thực sự là một điểm sáng ấn tượng của kinh tế năm vừa qua giữa bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Đặc biệt hơn, Việt Nam có mức xuất siêu vượt 11 tỷ USD. Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong năm qua đã đạt những con số thực sự ấn tượng: thu về hơn 372 tỷ USD, xuất siêu gấp hơn 3 lần so với 2021, công nghiệp chế biến chiếm 89% kim ngạch xuất khẩu…

Xuất khẩu nông sản chuyển đổi từ lượng sang chất

Theo công bố của Bộ Công Thương trong năm 2022, xuất khẩu đạt khoảng 372 tỷ USD, tăng 10,6%, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao; tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với thặng dư gần 11,2 tỷ USD, gấp hơn 3,3 lần năm 2021, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ ổn định tỷ giá, trong đó, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản thực sự là một điểm nhấn khi giá trị xuất siêu chiếm tới 2/3 tổng giá trị xuất siêu của cả nước

Giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt trên 53 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, xuất siêu tới 8,5 tỷ USD, đặc biệt 11 nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 2 nhóm hàng so với năm ngoái. Theo đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những con số trên cho thấy ngành nông nghiệp đang đi đúng hướng về tái cơ cấu cũng như triển khai Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn bền vững.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nói: "Chúng ta mở cửa rất nhiều thị trường, chúng ta mở cửa rất nhiều cho những loại nông sản của chúng ta, tiếp cận những thị trường khó tính, đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm chinh phục những thị trường khó tính nhất".

Lần đầu tiên sau hơn 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu, thủy sản chính thức gia nhập "câu lạc bộ" xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Hầu hết xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc... đều tăng trưởng hai con số trở lên.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, Sóc Trăng, cho biết: "Chúng ta thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần cao cấp. Khúc thị phần này có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn, giúp doanh nghiệp có nguồn để chia sẻ với người nuôi, giúp họ an tâm duy trì, mở rộng vùng nuôi. Con tôm mặc dù khó khăn nhưng có lòng tin xuất khẩu sẽ không thua năm 2022".

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2023, dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản là 54 tỷ USD

Khai thác hiệu quả FTA, thúc đẩy mục tiêu xuất khẩu năm 2023

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 89% - tăng gần 3 điểm% so với năm 2021. Theo Bộ Công Thương, những kết quả ấn tượng này có được nhờ khả năng thích nghi tốt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước những diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu và vai trò của khu vực công trong việc cùng đồng hành tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy thực thi có hiệu quả các FTA đã ký kết.

Trong năm qua các FTA thế hệ mới đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đáng kể sản lượng xuất khẩu. Ước tính xuất siêu sang các thị trường mới này năm 2022 là trên 30 tỷ USD. Mặc dù vậy, đây cũng là những thị trường khó tính, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn cho chất lượng và năng lực cạnh tranh.

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương, nói: "Thành tích về tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu và duy trì xuất siêu trong năm 2022 có sự đóng góp không nhỏ của các FTA thế hệ mới. Nếu không có các thị trường này, chúng ta đã nhập siêu chứ không phải xuất siêu. Thêm nữa, đây đều là các thị trường thuộc loại "khó tính" nên việc hàng hóa của Việt Nam tìm được chỗ đứng đã cho thấy năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, đã có những bước cải thiện, giúp Việt Nam từng bước khai thác hiệu quả hơn các FTA thế hệ mới".

Các chuyên gia đánh giá, trong thời gian tới khi nhiều điều kiện về logistic, tình trạng tắc nghẽn cảng, cửa khẩu ở một số thị trường lớn được cải thiện chắc chắn sẽ giúp mục tiêu tăng trưởng 6% năm 2023 trở nên khả thi.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, nhận định: "Hiện nay chúng ta thấy rằng cơn sốt về cước vận tải đường biển đã giảm nhiệt. Mức cước trở về trước khi có dịch, tạo điều kiện thuận lợi để hàng hóa lưu chuyển tốt hơn. Tình trạng tắc nghẽn cảng khu vực Hoa Kỳ, châu Âu hiện tại cơ bản đã chấm dứt. Ở Trung Quốc vẫn tồn tại nhưng trong năm tới, khi họ dỡ bỏ biện pháp hạn chế do dịch bệnh thì tình trạng này cũng chấm dứt. Như vậy có thể tạo ra cái thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa nói chung".

Đại diện Bộ Công Thương cũng đánh giá, bối cảnh năm 2023 sẽ có nhiều yếu tố khó đoán định khi mà các thị trường lớn có dấu hiệu sụt giảm nhu cầu, nên đòi hỏi các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề cùng nỗ lực tiếp tục khai mở thêm nhiều thị trường mới, đặc biệt tiếp khai thác sâu hơn các FTA đã ký. Mục tiêu xuất nhập khẩu năm 2023 tăng trưởng 6%.

Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương diễn ra ngày 3/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2023, trong đó về phát triển kinh tế - xã hội: Tập trung khai thác tốt thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; tiếp tục xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường các hoạt động ngoại giao kinh tế, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

(HQ Online) - Mặc dù năm 2022 chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn từ những hệ lụy của đại dịch Covid-19 cho tới xung đột Nga - Ukraine, chiến lược Zero-Covid của Trung Quốc nhưng trong Báo cáo nghiên cứu về thị trường ngành Logistics Việt Nam giai đoạn hậu Covid vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 30/11/2022 vẫn chỉ ra những điểm sáng của Ngành.

Theo danh sách Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 mới được công bố, các doanh nghiệp được xếp theo 4 hạng mục gồm: Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022- nhóm ngành Giao nhận quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4; Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Vận tải hàng hóa; Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Khai thác cảng; Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Kết quả năm nay cho thấy, ngoài hạng mục Top 5 công ty khai thác cảng vẫn là những cái tên quen thuộc còn các hạng mục khác đều có sự đổi ngôi khá ngoạn mục.

Tại Top 10 Công ty giao nhận quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4 uy tín, Công ty CP giao nhận và vận chuyển In Do Trần ở ví trí thứ 2 năm 2021 đã vươn lên soán ngôi dẫn đầu của Công ty CP Gemadept. Công ty CP Giao nhận Toàn cầu DHL (Việt Nam) bảo toàn được vị trí top 3. Các thứ hạng tiếp theo có sự đổi chỗ nhẹ nhưng vẫn là những tên quen thuộc như Công ty CP Transimex; Công ty TNHH Expeditors Việt Nam; Công ty CP Giao nhận Vận tải Con Ong (Bee Logistics); Công ty TNHH Kuehne+Nagel; Công ty CP Kho vận Miền Nam… Đồng thời bổ sung thêm một “tân binh” là Công ty CP Dịch vụ hàng hải hàng không con cá heo.

Tại Top 10 Công ty Vận tải hàng hóa, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã vượt Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí lên dẫn đầu nhờ đạt chỉ số cao nhất về năng lực tài chính. Bên cạnh đó, so với xếp hạng năm 2021, trong top 10 này còn gọi tên 3 “tân binh” là Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận; Công ty CP Vinafco; Công ty CP Giang Nam Logistics, trong đó, đáng chú ý Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận đã vượt mặt nhiều tên tuổi lớn để đứng ở vị trí thứ 4.

Theo kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều đạt kết quả kinh doanh rất tích cực. 68,4% số doanh nghiệp tham gia khảo sát do Vietnam Report thực hiện trong tháng 10-11/2022 cho biết, doanh thu 9 tháng đầu năm nay đã tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, 26,3% ghi nhận mức tăng lên đáng kể. Báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán cũng ghi nhận, có 64,7% số doanh nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng doanh thu so với trước đại dịch (con số này là 35,3% vào thời điểm cách đây một năm); 26,5% số doanh nghiệp chuyển từ nhóm “đang trên đà phục hồi” trong giai đoạn 2019-2021 sang “duy trì đà tăng trưởng” trong giai đoạn 2019-2022. Điều này cho thấy nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp logistics trong quá trình phục hồi và bứt phá tăng trưởng kinh tế sau Covid-19.

Những xu hướng định hình thị trường logistics trong 1-3 năm tới và mức độ ảnh hưởng trên thang điểm 5

Bên cạnh những điểm sáng tích cực, khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra những khó khăn lớn mà doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt bao gồm: biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; rủi ro từ chuỗi cung ứng; bất ổn chính trị trên thế giới; và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm. Trong đó, biến động giá năng lượng đang là thách thức lớn nhất và là điểm khác biệt lớn nhất trong bức tranh kinh tế ngành Logistics năm 2022, bắt nguồn từ cuộc xung đột chính trị Nga – Ukraine.

Không những vậy, khi giá nhiên liệu trở thành gánh nặng của doanh nghiệp sẽ gây ra nhiều bất lợi trong cạnh tranh, làm tăng cách biệt về mặt chi phí logistics của Việt Nam so với bình quân thế giới và khu vực. Tính trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện nay đã ở mức 16,8%, cao hơn Singapore (8,5%), Malaysia (13,0%) và Thái Lan (15,5%).

Báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán cũng chỉ ra có thêm 8,8% số doanh nghiệp bị chuyển từ nhóm “đang trên đà phục hồi” trong 6 tháng đầu năm 2022 sang “suy giảm” trong 9 tháng đầu năm. Gần 80% số doanh nghiệp dự báo tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung-cầu sẽ còn tiếp diễn đến cuối năm 2023 và thậm chí sau đó nữa khi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được gỡ bỏ tại hầu hết các thị trường (bao gồm cả Trung Quốc).

Trước thực trạng trên, khảo sát của Vietnam Report chỉ ra những chiến lược ưu tiên mà doanh nghiệp logistics cần thực hiện trong một vài năm tới. Đó là mở rộng chuỗi cung ứng và tìm kiếm thị trường mới; tăng cường nguồn vốn cho thiết bị công nghệ phục vụ chuyển đổi số; tăng cường đào tạo nhân viên để phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đây là 3 chiến lược xuyên suốt trong 2 năm trở lại đây và đã chứng minh được tính hiệu quả.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho logistics xanh để giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, gần 90% số doanh nghiệp cho rằng việc triển khai chiến lược phát triển bền vững có thể nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; 84,2% số doanh nghiệp có thể xác định các rủi ro và cơ hội bằng cách thực hiện chiến lược phát triển bền vững; 52,6% cho rằng khách hàng coi trọng các hành động phát triển bền vững mà doanh nghiệp có thể đạt được.