Trợ cấp một lần = 2 x mức lương cơ sở (cho mỗi con)
Chế độ được hưởng thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi
a) Trường hợp sinh con thông thường
Lao động nữ tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trong 12 tháng khi sinh con sinh con sẽ được
- Nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.
- Sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.
- Lao động nam đang đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ 10 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm 03 ngày làm việc/ con;
+ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Lưu ý: Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
- Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.
- Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng. Cụ thể:
+ Con dưới 02 tháng tuổi bị chết: Mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
+ Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết: Mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng
- Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.
Trường hợp mẹ chết sau sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng tiền chế độ cho thời gian còn lại của người mẹ.
+ Nếu cha nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của cha.
+ Nếu cha không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ.
Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng của mẹ
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH của mẹ
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha
e, Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con khi có đủ điều kiện:
- Sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng;
- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày đi làm việc, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn theo quy định.
Đối tượng hưởng chế độ thai sản khi sinh con, nhận nuôi con nuôi
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:
(3) Lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ;
(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
(6) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
- NLĐ thuộc các trường hợp (2), (3), (4) nêu trên phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con/ nhận nuôi con nuôi. (7)
- NLĐ là lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (8)
- NLĐ đủ điều kiện thuộc các trường hợp (7), (8) nêu trên khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Như vậy, người lao động thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con:
- Thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:
- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và:
+ Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Tháng đó không BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Hướng dẫn kê khai trên 01B-HSB
- Không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm lại
- 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ
Trên đây là chi tiết hướng dẫn về việc làm Hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi mà EFY Việt Nam muốn hướng dẫn tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với người lao động.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Luật Việc làm hiện hành quy định, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động trong các trường hợp: Làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Để được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng đủ một số điều kiện cần thiết theo quy định.
Cụ thể, đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Khoản 1, Điều 43 của Luật Việc làm 2013.
Theo đó, đối tượng là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động trong các trường hợp: Làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; Làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; Làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp được dựa trên quy định của Luật Việc làm 2013. Căn cứ theo Điều 49 của Luật này, điều kiện để người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cụ thể như sau:
Người lao động thuộc đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã nêu trên đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện:
Một là, đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Hai là, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp: Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; Từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Ba là, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Bốn là, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được quy định bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Mức hưởng này tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Đồng thời, không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được quy định bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Một điểm cần lưu ý là thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng trợ cấp thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục, được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động/hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần sớm nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại nơi mình đang sinh sống để được nhận trợ cấp thất nghiệp sớm. Số tiền hỗ trợ này sẽ hỗ trợ một phần cuộc sống cho người lao động và gia đình khi bị mất việc làm.
Để tạo thuận lợi hơn về thủ tục hành chính cho người lao động, dịch vụ công “Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp” trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đã được áp dụng từ tháng 4/2022.
Hoàn thiện hơn chính sách bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội. Mục tiêu của chính sách là nhằm bảo vệ, duy trì phát triển việc làm, ngăn ngừa, hạn chế sa thải lao động dẫn đến thất nghiệp; tư vấn, giới thiệu việc làm; đào tạo, đào tạo lại tay nghề cho người lao động để họ sớm tìm được việc làm; thay thế, bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi thất nghiệp.
Theo quy định hiện hành, người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi thôi việc, mất việc làm được bảo đảm 4 chế độ sau: Trợ cấp thất nghiệp theo Luật Việc làm 2013; Tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; Hỗ trợ học nghề; Chế độ bảo hiểm y tế.
Theo quy định hiện hành, người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi thôi việc, mất việc làm được bảo đảm 4 chế độ sau: Trợ cấp thất nghiệp theo Luật Việc làm 2013; Tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; Hỗ trợ học nghề; Chế độ bảo hiểm y tế.
Triển khai từ ngày 1/1/2009, sau hơn 13 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nếu như vào năm 2009, chính sách này mới thu hút khoảng 5,9 triệu người tham gia, thì đến hết năm 2022, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã vượt mốc hơn 14,33 triệu người, chiếm tỷ lệ 31,13% lực lượng lao động trong độ tuổi. Cũng trong năm 2022, đã có gần 978 nghìn người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Trước đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động nghiêm trọng tới đời sống kinh tế-xã hội nước ta, trong hai năm 2021-2022, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đã chi hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho hơn 13,3 triệu lượt người lao động, với số tiền lên tới 31.836 tỷ đồng.
Đến hết năm 2022, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã vượt mốc hơn 14,33 triệu người, chiếm tỷ lệ 31,13% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Còn theo Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), chỉ tính từ khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm 2013 có hiệu lực từ năm 2015 đến nay, số người được tư vấn, giới thiệu việc làm đạt hơn 11,5 triệu lượt người. Trong đó, khoảng hơn 1,4 triệu lượt người được giới thiệu việc làm. Riêng 5 tháng đầu năm 2023, tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm từ đầu năm đến nay là gần 755 nghìn lượt người, trong đó có khoảng 75 nghìn người được giới thiệu việc làm.
Thạc sĩ Trần Tuấn Tú, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm) cho biết, chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ ngày càng được hoàn thiện. Trong hồ sơ xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) đang được soạn thảo, một trong những định hướng lớn về sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian tới là quy định các vấn đề liên quan bảo hiểm thất nghiệp phù hợp định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và chủ trương bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
BẢO HIỂM DU LỊCH - ĐIỀU KIÊN ĐỂ XIN VISA ĐỨC
Điều kiện pháp lý của các nước Schengen là người xin thị thực phải có bảo hiểm du lịch quốc tế cho khu vực Schengen trước khi được cấp thị thực.
Điều kiện pháp lý của các nước Schengen là người xin thị thực phải có bảo hiểm du lịch cho khu vực Schengen trước khi được cấp thị thực. Khi xin thị thực có thời hạn một năm hay nhiều năm bạn phải chứng minh đã có bảo hiểm du lịch cho lần lưu trú dự kiến đầu tiên. Tuy nhiên, với việc nộp đơn, bạn đã bảo đảm sẽ có đầy đủ bảo hiểm du lịch cho những lần nhập cảnh tiếp theo trong phạm vi thị thực đã được cấp.
➪ Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
➪ Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
➪ Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam (mùa hè chênh lệch 5 tiếng, mùa đông 6 tiếng), đề nghị Quý vị lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.
➪ Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, bạn có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: „Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2015 đến 30/06/2015“). Một số công ty bảo hiểm có những chính sách „linh hoạt“ như vậy. Phòng thị thực khuyến nghị Quý vị nên mua loại bảo hiểm này vì như vậy thị thực có thể được cấp cho một khoảng thời gian nằm trong phạm vi có hiệu lực của bảo hiểm.
➪ Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO. Tương đương 50.000USD
➪ Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
➪ Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
➪ Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
➪ Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
➪ Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.
Khác với các lĩnh vực khác, Bảo hiểm xã hội mang mục đích của an sinh xã hội. Tuy nhiên, để được hưởng những những ưu đãi xã hội này thì người lao động cần phải đáp ứng những yêu cầu cũng như những điều kiện cụ thể và cần phải chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục để hưởng trợ cấp. Vậy điều kiện hưởng hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi là gì?
Hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi