Mã sản phẩm: 978-604-378-782-5/EAV
Giải bài 2 Mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại
Giải bài 2: Mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại - Sách mĩ thuật 7 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.
Một số di sản mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại trên thế giới
Nhận xét: Hoa văn sử dụng trong trang trí thời kì trung đại là hình hoa, lá, chim, thú, con người... Trong đó, hoa văn được tạo nên từ những yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc và được sắp xếp theo nguyên lí thị giác như tương phản, cân bằng, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, nhịp điệu... nhằm tạo nên những sản phẩm có tính thẩm mĩ, hợp lí khi sử dụng.
Khai thác hoa văn trang trí thời kì trung đại để thiết kế túi xách
Trưng bày sản phẩm mĩ thuật và thực hiện những nội dung sau:
Gợi ý: Em ấn tượng nhất hoa văn trang trí trên đĩa ở I-ta-li-a vào thế kỉ 14. Chiếc đĩa được làm bằng chất liệu gốm. Màu sắc đặc trưng của chiếc đĩa là màu vàng nâu và màu xanh lá cây. Ở vị trí trung tâm là hình ảnh một người phụ nữ búi tóc, được vẽ bằng những nét vẽ trau chuốt và tỉ mỉ. Trong thời kì trung đại, những chiếc đĩa có có hình thức công phu như này thường là những bộ đồ ăn xa hoa.
Khai thác màu sắc, hoa văn của mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại trên thế giới để trang trí đồ chơi cũ em yêu thích.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trang trí trên di sản mĩ thuật thế giới thời kì trung đại SGK tr.9, 10.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Di sản mĩ thuật thời kì này thường được trang trí bằng những hoa văn nào?
+ Nhận xét về thiết kế hình dạng, hoa văn trang trí trên di sản mĩ thuật thời kì trung đại ở mỗi nền văn hóa mà em biết.
+ Công năng của di sản mĩ thuật này là gì?
+ Tại sao cần quan tâm đến nghệ thuật trang trí trong những di sản mĩ thuật thời kì trung đại trên thế giới?
- GV cho HS quan sát thêm một số di sản mĩ thuật trên thế giới thời kì trung đại:
Một chiếc trong cặp bình lớn được sản xuất bởi nhà máy gốm sứ Chelsea ở Anh TK XVIII
Bình gốm Pháp dưới thời vua Louis XIV
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1-6 SGK tr.9,10, hình ảnh minh họa của GV, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi về nghệ thuật trang trí thời kì trung đại trên thế giới.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
- Di sản mĩ thuật thời kì này thường được trang trí bằng những hoa văn:
+ Hình 1: Hoa văn hình chim công.
+ Hình 3: Hoa văn hình lá, con thú.
+ Hình 5: Hoa văn hoa, lá, con người.
+ Hình 6: Hoa văn hình con người.
- Nhận xét về thiết kế hình dạng, hoa văn trang trí trên di sản mĩ thuật thời kì trung đại:
+ Hoa văn sử dụng trong trang trí thời kì trung đại là hình hoa, lá, chim, thú, con người...
+ Hoa văn được tạo nên từ những yếu tố tạo hình cơ bản như đường nét, màu sắc.
+ Hoa văn được sắp xếp theo nguyên lí thị giác như tương phản, cân bằng, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, nhịp điệu... nhằm tạo nên những sản phẩm có tính thẩm mĩ, hợp lí khi sử dụng.
- Công năng của di sản mĩ thuật: trang sức, sản phẩm trang trí,…
- Cần quan tâm đến nghệ thuật trang trí trong những di sản mĩ thuật thời kì trung đại trên thế giới vì :
+ Có thể khai thác, vận dụng được đường nét, hoa văn, họa tiết trong thiết kế SPMT ứng dụng.
+ Thể hiện sự trân trọng, kế thừa, phát huy những giá trị thẩm mĩ trong di sản mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại trên thế giới.
Bài 2MỸ THUẬT ỨNG DỤNG THỜIKÌ TRUNG ĐẠITrả lời câu hỏiCÔNG NĂNG CỦA DI SẢN MỸ THUẬT THỜI KÌ TRUNG ĐẠI:- Trang trí công trìnhLàmLàmvậtđồ dụngtrangtrangkiến- -trúctrísứcCần quan tâm đến nghệ thuật trangtrí trong những tác phẩm mĩ thuậtứng dụng thời kì trung đại là vì đó lànhững di sản có giá trị thẩm mĩ caocủa nhân loại.Nó đặt nền móng cho mĩthuật ứng dụng hiện đại ngày nay,nêncần được trân trọng,bảo tồn và pháthuy những giá trị đó cho thế hệ sau
Bài 2 Mĩ thuật ứng dụng thời kì trung đại Tuần 3+4
Hãy nêu sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời kì cổ đại.
Việt Nam được xem là 1 trong những cái nôi của loài người, có sự phát triển liên tục qua nhiều thế kỉ.
+ Thời kì đồ đá: (xã hội nguyên thủy)
- Hình khắc mặt người trên vách hang Đồng Nội ( Hòa Bình ): là dấu ấn đầu tiên của nền mĩ thuật nguyên thủy Việt Nam. ( 3 Hình khắc trên vách đá sâu 2cm, đường nét dứt khoát . Mặt người được diễn tả với góc nhìn chính diện, có sừng cong ra hai bên như hóa trang, một vật tổ mà người nguyên thủy thờ cúng. Người nam ở giữa, khuôn mặt to vuông chữ điền, long mày rậm. Người nữ mặt nhỏ đường nét bầu bĩnh hơn hình nam và không có chân mày..)
- Hình mặt người trên đá cuội ở Na-ca ( Thái Nguyên )
- Các công cụ sản xuất bằng đá tìm thấy ở Phú Thọ, Hòa Bình..
+ Thời kì đồ đồng : sự xuất hiện của đồng và sau đó là sắt, Việt Nam cơ bản từ hình thái xã hội nguyên thủy sang xã hội văn minh.
- Các công cụ sản xuất bằng đồng được chạm khắc, tạo dáng và trang trí kết hợp nhiều kiểu hoa văn, phổ biến là song nước, thừng bện và hình chữ S…
- Nhiều đồ trang sức và tượng nghệ thuật ( tượng cổ nhất được tìm thấy là tượng người đàn ông bằng đá ở Vân Điển, Hà Nội ).
- Trống đồng Đông Sơn được xem là trống đồng đẹp nhất tạo dáng và nghệ thuật chạm khắc bố cục trống là những hình tròn đồng tâm bao lấy ngôi sao nhiều cánh ở giữa. Hình ảnh con người chiếm vị trí chủ đạo trong thế giới muôn loài ( giả gạo, chèo thuyền, chiến binh, vũ nữ..) thống nhất chuyển động ngược chiều kim đồng hồ.
Kể tên một số hiện vật mĩ thuật của thời kì trên
- Thời kì đồ đá : rìu, chày
- Thời kì đồ đồng : dao, giáo, mũi lao, thạp…