HƯỚNG DẪN AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO
Những ngành nghề thường xuyên làm việc trên cao và nguy cơ mất an toàn
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì người lao động làm việc ở độ cao 2m trở lên được xếp vào nhóm người làm việc trên cao. Độ cao này được quy định trong nhiều văn bản khác nhau, ví dụ:
Chúng ta có thể thấy rất rõ nhóm ngành nghề mà tỷ lệ người lao động làm việc ở trên cao lớn như xây dựng, điện lực, viễn thông, cơ khí chế tạo…
Khi làm việc trên cao, người lao động dễ gặp phải các nguy cơ mất an toàn như ngã từ trên cao, vật nặng rơi vào cơ thể, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu ngoài trời, vướng phải các vật sắc nhọn gây thương tích… Chính vì vậy Làm việc trên cao được xếp là 1 trong 32 ngành nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động.
Tham khảo thông tư số thông tư 16/2021/TT-BXD
Ngoài những quy định chung, mời bạn đọc tham khảo trích dẫn luật Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2021/BXD (ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Có thể bạn không làm việc trong lĩnh vực xây dựng, nhưng hãy tham chiếu các quy định này như một bộ nguyên tắc an toàn khi làm việc trên cao cho công việc, ngành nghề mà mình đang làm:
Các quy định pháp luật về an toàn làm việc trên cao
Như đã nói ở trên Làm việc trên cao được xếp là 1 trong 32 ngành nghề có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn vệ sinh lao động. Chính vì vậy người laod động làm việc trên cao cần tuân thủ các quy định trong Nghị định 44/2016/NĐ-CP: